Ôn tập lịch sử lớp 7

Nguyen Ngoc Lien

Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên ?

Hoàng Sơn Tùng
30 tháng 11 2016 lúc 19:46

* Nguyên nhân thắng lợi :
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vô quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị-chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

*Ý nghĩa lịch sử :

- Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc, đánh bại một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất thế giới bây giờ, trong bối cảnh nhiều nước đã bị đánh bại và nô dịch, so sánh lực của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
- Thắng lợi đó đã góp phần xây đắp nên truyền thông quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.
- Thắng lợi đó đã để lại bài học vô cùng quý giá, đó là củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.
- Thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên không những bảo vệ được độc lập của Tổ quốc mà còn góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.

 

Bình luận (0)
trần thị xuân mai
1 tháng 12 2016 lúc 19:28

Nguyên nhân:Trong các cuộc kháng chiến, tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước. Giặc đến đâu, nhân dân theo lệnh triều đình cất giấu lương thảo, của cải, thực hiện "vườn không nhà trống", tự vũ trang đánh giặc, hăng hái tổ chức các đội dân binh phối hợp chiến đấu với quân triều đình, làm cho quân Nguyên lâm vào thế bị động, thiếu lương thực, phân tán lực lượng để đối phó và bị đánh bại.
Trong cả ba lần chống quân xâm lược Mông - Nguyên, nhà Trần đã chuẩn bị rất chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Nhà Trần rất quan tâm chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó đoàn kết giữa triều đình với nhân dân.
Quý tộc, vương hầu nhà Trần chủ động giải quyết những bất hoà trong nội bộ vương triều, tạo nên hạt nhân của khối đoàn kết dân tộc mà Trần Quốc Tuân là tiêu biểu. Ông là người yêu nước thiết tha, căm thù giặc cao độ, thương yêu nhân dân, quân lính hết lòng.
Trần Quốc Tuân còn là nhà lí luận quân sự tài ba. Ông là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng : Buih thưỵêu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư. Ông còn là tác giả của Hịch tướng sĩ. Với chức Quốc công tiết chế- Tổng chỉ huy quân đội, ông là người đã có công lao to lớn trong ba cuộc kháng chiến, đặc biệt là các cuộc kháng chiến lần thứ hai và thứ ba.
Thắng lợi của ba lần chống quân xâm lược Mông - Nguyên gắn liền với tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân ta, mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.
Thắng lợi đó cũng không thể tách rời chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần, đặc biệt là vua Trần Nhân Tông và các danh tướng : Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư...
Cách đánh giặc đúng đắn đó là : thấy được chỗ mạnh, chỗ yếu của kẻ thù, tránh chỗ mạnh và đánh vào chỗ yếu của giặc ; biết phát huy chỗ mạnh, lợi thế của đất nước, của quân đội và nhân dân ta, buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta đã được chuẩn bị trước ; buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang yếu, từ chủ động thành bị động để tiêu diệt chúng.

Ý nghĩa:Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc, đánh bại một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất thế giới bây giờ, trong bối cảnh nhiều nước đã bị đánh bại và nô dịch, so sánh lực
của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
Thắng lợi đó đã góp phần xây đắp nên truyền thông quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.
Thắng lợi đó đã để lại bài học vô cùng quý giá, đó là củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.
Thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên không những bảo vệ được độc lập của Tổ quốc mà còn góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.

 

Bình luận (0)
Thien Tu Borum
22 tháng 3 2017 lúc 18:46

* Nguyên nhân thắng lợi
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vô quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị-chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

Bình luận (2)
Hoa Lê Bùi
4 tháng 12 2017 lúc 21:02

Nguyên nhân:

+Tất cả các tầng lớp nhân dân đều tham gia đánh giặc, tạo thế trận tòa dân

+Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt

+Tinh thần chiến đấu anh dũng của toàn thể dân tộc, đặc biệt là quân đội nhà Trần

+Những chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của người chỉ huy

Ý nghĩa lịch sử:

+Đập tan âm mưu xâm lược của đế chế Mông-Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.

+Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Mông- Nguyên đối với những quốc gia khác

+Để lại bài học quý giá về tinh thần đoàn kết dân tộc

+Góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam

Bình luận (0)
Trần Lâm Anh Khoa
26 tháng 12 2017 lúc 11:55

*Nguyên nhân thắng lợi:

-Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc bảo vệ đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc vương hầu là hạt nhân.

-Sự chuẩn bị rất chu đáo, tiềm lực về mọi mặt cho kháng chiến. Đặc biệt, nhà Trần rất quan tâm chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.

-Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân ta mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.

-Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần, đặc biệt là vua Trần Nhân Tông và cấc danh tướng: Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư... đã buộc chặt từ thế mạnh chuyển sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt giặc giành thắng lợi.

*Ý nghĩa lịch sử:

-Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông-Nguyên, bảo vệ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc.

-Thể hiện sức mạnh của dân tộc trước mọi kẻ thù xâm lược(góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân...)

-Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược.

Bình luận (0)
OoO_Nhok_Lạnh_Lùng_OoO
3 tháng 1 2018 lúc 21:33
*Nguyên nhân thắng lợi: - Nhờ tinh thần hy sinh, quyết chiến quyết thắng của quân dân và quân đội nhà Trần . - Mưu trí, sáng tạo trong chiến lược của Vua Trần và Trần Hưng Đạo. - Cách đánh giặc đúng “Lấy ít đánh nhiều , lấy yếu đánh mạnh”; “đỏan binh thắng trường trận”. 2. Ý nghĩa lịch sử: - Đập tan tham vọng xâm lược của quân thù, bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. - Củng cố niềm tin và xây dựng khối đoàn kết toàn dân. - Kế hoạch bành trướng xuống phương Nam và Đông Nam Á bị phá tan.
Bình luận (0)
Hatsune Miku
9 tháng 12 2018 lúc 19:37

_ Nguyên nhân thắng lợi

+Sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân

+Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần

+Sự đoàn kết dân tộc tạo thành sức mạnh

+Tinh thần chiến đấu hy sinh của quân dân

+Chiến lược, chiến đấu đúng đắn

+Sự chỉ huy tài giỏi của Trần Quốc Tuấn

_ Ý nghĩa lịch sử

+ Đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược và tham vọng của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc ta

+ Góp phần xây đắp thêm truyền thống dân tộc chống giặc ngoại xâm

+ Để lại bài học quý giá đoàn kết dân tộc lấy dân làm gốc

+ Ngăn chặn cuộc xâm lăng của quân Nguyên vs Nhật Bản và các nước phương Nam

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
Đặng Thị Phương Dung
Xem chi tiết
Hồ Hòa Bình
Xem chi tiết
trần thanh lam
Xem chi tiết
halinh
Xem chi tiết
tran tan huy
Xem chi tiết
chicothelaminh
Xem chi tiết
Hiền Lê
Xem chi tiết
Người Vô Hình
Xem chi tiết