Bài 17. Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hà Thuý Nga

nêu hậu quả và cách giải quyết của các nước tư bản châu âu trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933. giải thích

Thời Sênh
13 tháng 12 2018 lúc 0:01

Khủng hoảng kinh tế đã tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa. Mức sản xuất bị đẩy lùi lại hàng chục năm. Hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) rơi vào tình trạng đói khổ.
Một số nước tư bản châu Âu như Anh, Pháp... tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế - xã hội. Trong khi đó, các nước Đức, I-ta-li-a (và Nhật Bản ở châu Á) đã phát xít hóa chế độ thống trị và phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.
Khủng hoảng kinh tế tàn phá nghiêm trọng nước Đức. Để đối phó lại khủng hoảng kinh tế và phong trào cách mạng ngày càng dâng cao, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít-le - thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức, lên nắm chính quyền, Đảng Cộng sản Đức đã kiên quyết đấu tranh nhưng không ngăn cản được quá trình ấy. Ngày 30 - 1 - 1933, Hít-le lên làm Thủ tướng và ngay sau đó đã biến nước Đức thành một lò lửa chiến tranh.


Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Đã Ẩn
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Thông
Xem chi tiết
Tuan Thong Ngo
Xem chi tiết
Anh Thư Nguyễn
Xem chi tiết
Dương Tú Anh
Xem chi tiết
 thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Phú Dương
Xem chi tiết
Như Tình
Xem chi tiết