* Điểm giống nhau: (có 4 điểm)
4.1.Ngôn ngữ thơ trữ tình hàm súc, cô đọng
Để có một tác phẩm lắng đọng, các nhà thơ, nhà văn phải lao động hết mình để lựa chọn ra những ngôn từ tốt nhất diễn tả được cảm xúc tình cảm của mình. Đó là sự gọt giũa về mặt ngôn từ để tạo ra những từ ngữ mà đọc lên người đọc ấn tượng và hiểu thấu nội dung tư tưởng người viết gửi gắm.
4.2. Ngôn ngữ thơ giàu tính trữ tình, cảm xúc.
4.3. Ngôn ngữ thơ giàu tính nhạc, tính minh hoạ
Bằng những âm thanh luyến láy,bằng những từ ngữ trùng điệp,nhà thơ,nhà văn đã xây dựng nên những câu thơ, câu văn,những hình tượng có sức truyền cảm lớn, tạo nên những cung bậc tình cảm tinh tế của người nghệ sỹ.
Tác phẩm được xây dựng bằng những hình tượng nghệ thuật có sức gợi cảm lớn. Nội dung trong các tác phẩm thể hiện những bức tranh hoàn mỹ mà người đọc có thể hình dung khi cảm nhận những vần thơ khắc hoạ. Đó là tính hoạ trong thơ và tùy bút.
4.4.Ngôn ngữ thơ phải có tính biểu hiện.
.
Nội dung khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gởi về người bà kính yêu ở hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộcđều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hàng ngày ; ấy vậy mà nó lại gây xúc động sâu xa bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn.
CHÚC BẠN HỌC TỐT