Bài 25. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
quoc anh

Nêu đánh giá của em về trách nhiệm và thái độ của triều đình Huế trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp.

Phúc
18 tháng 4 2020 lúc 14:14

-Trong buổi đầu pháp xâm lược nước ta triều đình cũng có quyết tâm trong việc chống giặc, cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc, cử Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà nội để giữ lấy Bắc Kì.

-Sau khi mất Nam Kì lục tỉnh, Triều đình không kiên quyết chống giặc, cầm chừng, chủ yếu thiên về thương thuyết, nghị hòa.Triều đình bỏ dân, quan lại hèn nhát, kháng chiến của nhân dân mang tính tự phát. Triều đình nhu nhược, đường lối kháng chiến không đúng đắn, không đoàn kết với nhân dân.

- Lần lượt kí với Pháp các hiệp ước:

1. Hòa ước Nhâm Tuất (5-6-1862)

2. Hiệp ước Giáo Tuất (13-5-1874)

3. Hiệp ước Hắc măng (25-8-1883)

4. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884)

=> Thủ tiêu độc lập thống nhất của nước ta. Biến sự mất nước không tất yếu trở thành tất yếu.

Đỗ Ngọc Diệp
6 tháng 5 2018 lúc 8:47

Việc mất nam kỳ lục tỉnh trước là do nhà Nguyễn quá nhu nhược, không thể theo nguyện vọng của nhân dân mà đã vội sợ hãi, ký kết hiệp định có lợi cho Pháp, sau đó lại yếu kém trong nhận định để đánh mất thời cơ đánh đuổi Pháp khỏi Nam Kỳ. Và hậu quả là Pháp thừa dịp phản công, đánh chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây.
Tiếp đó, họ không hiệu triệu quân đội, nhân dân toàn lực chống Pháp mà thậm chí còn chống lại, càn quét nghĩa quân kháng chiến. Lúc tỉnh ngộ thì đã quá muộn. Hàm Nghi, Duy Tân tuy có chí nhưng lực bất tòng tâm, cả nước đã rơi vào vòng kìm tỏa của giặc.
Trước đó, khi đất nước lâm nguy, họ có lo lắng nhưng chẳng có hành động quyết liệt, cụ thể mà chỉ chăm lo hưởng thụ. Minh Mạng tuyển thêm vợ rồi làm thơ. Tự Đức săn bắn, nghe nhạc kịch...


Các câu hỏi tương tự
Ngô Thị Thùy Trang
Xem chi tiết
Hieu Hoangvan
Xem chi tiết
quoc anh
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn
Xem chi tiết
Zery Tom
Xem chi tiết
Tai Nguyen
Xem chi tiết
anhtuan
Xem chi tiết
ánh hello
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Hoài Anh
Xem chi tiết