- Vì trong các tế bào cảm nhận thị giác của người mắc bệnh quáng gà thiếu đi tế bào thụ cảm hình que vốn rất mẫn cảm với cường độ chiếu sáng thấp, họ chỉ có tế bào nón mẫn cảm với cường độ chiếu sáng cao thôi. Cho nên khi hoàng hôn buông xuống, cường độ chiếu sáng giảm dần, người bệnh quáng gà nhìn rất kém hoặc không nhìn thấy gì được nữa.
- Bởi vì trong mắt có 2 loại tế bào, hình que và hình nón. Tế bào hình que có nhiệm vụ thu nhận thông tin về hình dáng, kích thước... tế bào nón có nhiệm vụ thu nhận thông tin về màu sắc. Tế bào hình que có độ nhạy sáng cao hơn tế bào nón. Khi nhìn trong ánh sáng yếu chỉ có tế bào que là "thấy" được sự vật (vì nhạy sáng hơn), tế bào nón không "thấy", vì vậy ta chỉ có thể nhận ra hình dáng chứ ko nhận ra màu sắc.