Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phú An Hồ Phạm

Nêu cảm nghĩ của em về khổ thơ cuối trong bài thơ Khi con tu hú

Kiriya Aoi
26 tháng 1 2018 lúc 22:09

Bài thơ này, Tố Hữu viết vào tháng 7 - 1939, khi nhà thơ bước sang tuổi 19, ở nhà lao Thừa Thiên, tư thế hiên ngang của người chiến sĩ cách mạng.
Bài thơ gồm 10 câu lục bát, chứa đầy tâm trạng. Sáu câu thơ đầu nói lên nỗi nhớ da diết đồng quê. Bốn câu cuối là niềm sục sôi căm hờn uất hận.
Thời kì Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936-1939), Tố Hữu được giác ngộ cách mạng, hoạt động bí mật trong học sinh, thanh niên tại thành phố Huế quê mẹ. Tháng 4 - 1939, nhà thơ bị mật thám Pháp bắt giam. Nhiều bài thơ tràn đầy dũng khí cách mạng được viết sau song sắt nhà tù đế quốc, sau này được tập hợp lại trong phần "Xiềng xích" của 'Từ ấy".
Sống trong cảnh lao tù ngột ngạt, người chiến sĩ trẻ lúc nào cũng hướng tâm hồn mình về cuộc sống bên ngoài song sắt nhà tù. Với tâm hồn khao khát tự do và trí tưởng tượng phong phú, nhà thơ lắng nghe mọi âm thanh từ xa vọng đến nơi tối tăm tù ngục.Bài thơ "Khi con tu hú" thật đáng nhớ. Bốn câu thơ, đã bộc lộ cảm xúc trực tiếp của nhà thơ. Đầy bực bội và sục sôi! Đầy căm thù, uất hận:
"Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi
Ngột làm sao, chết uất thôi"
"Phòng" là phòng giam, là nhà đá, là nơi biệt giam những người con ưu tú của dân tộc. Lòng căm thù được thể hiện bằng ước muốn và hành động quyết liệt: "Mà muốn đạp tan phòng hè ôi !"."Phòng" ở đây còn tượng trưng cho chế độ thực dân với chính sách cai trị dã man đang đầy đọa nhân dân ta trong xích xiềng nô lệ.
"Đạp tan phòng..." là đạp tan chế độ thực dân Pháp, giành lại độc lập, tự do. Câu cảm thán: "Ngột làm sao! Chết uất thôi !"là tiếng than, là thái độ căm giận sục sôi, quyết không đội trời chung với giặc Pháp. Câu thơ Tố Hữu là sự kế thừa những bài ca yêu nước của ông cha ta những năm đầu thế kỉ XX:
"Nghĩ lắm lúc bầm gan tím ruột
Vạch trời: kêu mà tuốt gươm ra"
Khép lại bài thơ là tiếng kêu của chim tu hú. Âm thanh ấy góp phần đặc tả tâm trạng người chiến sĩ cách mạng. Tiếng chim gọi bầy... tiếng chim báo mùa gặt, gợi nhớ hương vị và cảnh sắc đồng quê. Tiếng chim khắc khoải giục giã căm hờn, nung nấu tinh thần bất khuất đấu tranh.
Có thể nói chất trữ tình tráng ca được diễn đạt một cách đặc sắc để nói tình yêu thuơng và lòng căm giận của nhà thơ trong cảnh tù đày. Cái hay của bài thơ là lấy ngoại cảnh để diễn đạt tâm trạng. Tiếng kêu của chim tu hú như một ám ảnh. Nói rằng bài thơ để ta nhớ là vì thế. Ta nhớ hình ảnh người chiến sĩ cách mạng có một đầu óc lạnh và một trái tim nóng đã sống và chiến đấu vì một lí tưởng cao đẹp.
Đọc bài thơ đầy tâm huyết của Tố Hữu, là cảm nhận một phần nào tinh thần gang thép của những chiến sĩ cách mạng. Sống vì tự do và sẵn sàng chết vì tự do. Máu đào của các liệt sĩ đã làm cho lá cờ Tổ quốc thêm đỏ chói. Sự hi sinh anh dũng của những chiến sĩ cộng sản trong các nhà tù đế quốc đã chuẩn bị cho nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Uống nước nhớ nguồn, chúng ta mãi mãi ghi nhớ công ơn các chiến sĩ cách mạng.
Thật vậy, bài thơ "Khi con tu hú" gợi nhớ trong lòng ta:
"Những hồn Trần Phú vô danh
Sóng xanh biển cả, cây xanh núi ngàn"

TRINH MINH ANH
13 tháng 3 2018 lúc 7:13

"Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu"

Cảm xúc của nhà thơ bắt đầu bối rối, ngột ngạt đến tột cùng vì vẫn là:

"Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu"

Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ là sự kết cấu hai tầng của không gian (ngoài tù, trong tù), hai cảnh vật đối lập nhau, sự bung ra với sức dồn nén làm bật ra niềm khao khát tự do của người chiến sĩ trẻ trên cái nên của mùa hè đầy sinh lực.

Nếu không có một tâm hồn hòa quyện với thiên nhiên làm sao có thế miêu tả một mùa hè như vậy. Bài thơ để lại cho người đọc hai tiếng kêu: tiếng kêu của con chim tu hú và tiếng thét uất hận có tính chất phản kháng tự do của người tù.

P/S: Chúc bạn học tốt!

Bích Ngọc Huỳnh
13 tháng 3 2018 lúc 14:20

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu"

Cảm xúc của nhà thơ bắt đầu bối rối, ngột ngạt đến tột cùng vì vẫn là:

"Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu"

Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ là sự kết cấu hai tầng của không gian (ngoài tù, trong tù), hai cảnh vật đối lập nhau, sự bung ra với sức dồn nén làm bật ra niềm khao khát tự do của người chiến sĩ trẻ trên cái nên của mùa hè đầy sinh lực.

Nếu không có một tâm hồn hòa quyện với thiên nhiên làm sao có thế miêu tả một mùa hè như vậy. Bài thơ để lại cho người đọc hai tiếng kêu: tiếng kêu của con chim tu hú và tiếng thét uất hận có tính chất phản kháng tự do của người tù.

Bích Ngọc Huỳnh
13 tháng 3 2018 lúc 14:21

Bài thơ này, Tố Hữu viết vào tháng 7 - 1939, khi nhà thơ bước sang tuổi 19, ở nhà lao Thừa Thiên, tư thế hiên ngang của người chiến sĩ cách mạng.
Bài thơ gồm 10 câu lục bát, chứa đầy tâm trạng. Sáu câu thơ đầu nói lên nỗi nhớ da diết đồng quê. Bốn câu cuối là niềm sục sôi căm hờn uất hận.
Thời kì Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936-1939), Tố Hữu được giác ngộ cách mạng, hoạt động bí mật trong học sinh, thanh niên tại thành phố Huế quê mẹ. Tháng 4 - 1939, nhà thơ bị mật thám Pháp bắt giam. Nhiều bài thơ tràn đầy dũng khí cách mạng được viết sau song sắt nhà tù đế quốc, sau này được tập hợp lại trong phần "Xiềng xích" của 'Từ ấy".
Sống trong cảnh lao tù ngột ngạt, người chiến sĩ trẻ lúc nào cũng hướng tâm hồn mình về cuộc sống bên ngoài song sắt nhà tù. Với tâm hồn khao khát tự do và trí tưởng tượng phong phú, nhà thơ lắng nghe mọi âm thanh từ xa vọng đến nơi tối tăm tù ngục.Bài thơ "Khi con tu hú" thật đáng nhớ. Bốn câu thơ, đã bộc lộ cảm xúc trực tiếp của nhà thơ. Đầy bực bội và sục sôi! Đầy căm thù, uất hận:
"Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi
Ngột làm sao, chết uất thôi"
"Phòng" là phòng giam, là nhà đá, là nơi biệt giam những người con ưu tú của dân tộc. Lòng căm thù được thể hiện bằng ước muốn và hành động quyết liệt: "Mà muốn đạp tan phòng hè ôi !"."Phòng" ở đây còn tượng trưng cho chế độ thực dân với chính sách cai trị dã man đang đầy đọa nhân dân ta trong xích xiềng nô lệ.
"Đạp tan phòng..." là đạp tan chế độ thực dân Pháp, giành lại độc lập, tự do. Câu cảm thán: "Ngột làm sao! Chết uất thôi !"là tiếng than, là thái độ căm giận sục sôi, quyết không đội trời chung với giặc Pháp. Câu thơ Tố Hữu là sự kế thừa những bài ca yêu nước của ông cha ta những năm đầu thế kỉ XX:
"Nghĩ lắm lúc bầm gan tím ruột
Vạch trời: kêu mà tuốt gươm ra"
Khép lại bài thơ là tiếng kêu của chim tu hú. Âm thanh ấy góp phần đặc tả tâm trạng người chiến sĩ cách mạng. Tiếng chim gọi bầy... tiếng chim báo mùa gặt, gợi nhớ hương vị và cảnh sắc đồng quê. Tiếng chim khắc khoải giục giã căm hờn, nung nấu tinh thần bất khuất đấu tranh.
Có thể nói chất trữ tình tráng ca được diễn đạt một cách đặc sắc để nói tình yêu thuơng và lòng căm giận của nhà thơ trong cảnh tù đày. Cái hay của bài thơ là lấy ngoại cảnh để diễn đạt tâm trạng. Tiếng kêu của chim tu hú như một ám ảnh. Nói rằng bài thơ để ta nhớ là vì thế. Ta nhớ hình ảnh người chiến sĩ cách mạng có một đầu óc lạnh và một trái tim nóng đã sống và chiến đấu vì một lí tưởng cao đẹp.
Đọc bài thơ đầy tâm huyết của Tố Hữu, là cảm nhận một phần nào tinh thần gang thép của những chiến sĩ cách mạng. Sống vì tự do và sẵn sàng chết vì tự do. Máu đào của các liệt sĩ đã làm cho lá cờ Tổ quốc thêm đỏ chói. Sự hi sinh anh dũng của những chiến sĩ cộng sản trong các nhà tù đế quốc đã chuẩn bị cho nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Uống nước nhớ nguồn, chúng ta mãi mãi ghi nhớ công ơn các chiến sĩ cách mạng.
Thật vậy, bài thơ "Khi con tu hú" gợi nhớ trong lòng ta:
"Những hồn Trần Phú vô danh
Sóng xanh biển cả, cây xanh núi ngàn"


-.- Chúc bạn học tốt -.-

Các câu hỏi tương tự
Đặng Quỳnh Chi
Xem chi tiết
Hạ Hạ
Xem chi tiết
Ngoc Diep
Xem chi tiết
Quynh Tran
Xem chi tiết
Lulyliu
Xem chi tiết
Dương Hoàng Thuỷ Trà
Xem chi tiết
Lulyliu
Xem chi tiết
Trần Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Lulyliu
Xem chi tiết