Bài 24. Cách mạng khoa học, kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Năm 1898, Mác Tuên (Mark Twain) đã viết một câu chuyện viễn tưởng về Luân Đôn năm 1904 (From the London Times of 1904), trong đó ông mô tả về một thiết bị giống như chiếc điện thoại có khả năng kết nối trên toàn thế giới để mọi người có thể chia sẻ thông tin và quan sát nhau từ xa. Những thành tựu diệu kì của khoa học công nghệ đã hiện thực hóa vượt xa câu chuyện viễn tưởng của Mác Tuên, tạo nên một thế giới kết nối toàn cầu như chúng ta biết ngày nay. Những thành tựu đó là gì? Sự liên kết thể giới trong xu thế toàn cầu hóa có những nét cơ bản nào? Đã tác động đến thế giới và Việt Nam ra sao?

datcoder
6 tháng 4 lúc 10:25

Những thành tựu của khoa học công nghệ: trí tuệ nhân tạo (AI), Internet, robot, kính 3D, công nghệ sinh học, năng lượng tái tạo, vũ trụ

Sự gia tăng mạnh mẽ về các mối tương tác giữa các quốc gia trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.. dẫn đến gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Mặt khác, nó cũng giúp phát triển các loại hình công nghệ mới như công nghệ thông tin, viễn thông => thúc đẩy toàn cầu hoá 

Tác động đến Việt Nam: 

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, góp phần giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân.

- Mở rộng giao lưu quốc tế: Hợp tác khoa học công nghệ, giáo dục, văn hóa,...nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.

- Nạn thất nghiệp: cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu.

- Ô nhiễm môi trường: phát triển công nghiệp, dịch vụ.

- Suy thoái văn hóa: du nhập ồ ạt của các giá trị văn hóa ngoại lai.

=> Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu, mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho các quốc gia. Việt Nam cần tận dụng cơ hội, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa để phát triển bền vững.