Xe tải có khối lượng m = 5 tấn bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều trên đường nằm ngang, vận tốc tăng dần từ 0 đến 8 m/s trong 20 s. Hệ số ma sát giữa xe với mặt đường μ = 0,1, lấy g = 10 m/s2.
a. Tính gia tốc chuyển động của xe và quãng đường xe đi trong 20 giây đầu.
b. Vẽ hình và tính độ lớn lực kéo của động cơ ô tô trong giai đoạn này.
Một xe có khối lượng m=200 kg bắt đầu chuyển động trên đường ngang AB dài 64 m mất 8s. Hệ số ma sát trên đường ngang là 0,2. Cho g=10 m/s2. a Tính gia tốc của xe và vận tốc của xe tại B b Tính lực phát động của các động cơ khi xe chuyển động trên đường ngang AB c. Sau khi đến B xe tắt máy và bắt đầu lên một dốc nghiêng 30° so với phương ngang. Hệ số ma sát trên đường dốc vẫn là 0,2. Xác định quãng đường mà xe đi được trên dốc. Biết tại B vận tốc xe chỉ đổi hướng không đổi độ lớn.
Một ô tô có khối lượng 1 tấn bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều trên đường ngang, sau khi đi được 50 m thì đạt vận tốc 18 km/h. Biết hệ số ma sát giữa các bánh xe và mặt đường là 0,02. Lấy g = 10 m/s2. a. Tính gia tốc của ô tô. b. Vẽ hình phân tích lực tác dụng vào ô tô và tính độ lớn của lực kéo động cơ. c. Ô tô tắt máy ngay khi đạt vận tốc 18 km/h. Lực ma sát giữa các bánh xe và mặt đường không đổi. Tính quãng đường ô tô đi được từ lúc tắt máy đến lúc dừng hẳn.
Một xe tải khối lượng 1,2 tấn bắt đầu chuyển động trên đường nằm ngang nhanh dần đều sau khi được đi được 300m đạt vận tốc 20m/s thì xe tắt máy chuyển dộng chậm dần đều đi thêm 20s nữa rồi dừng lại, g=10m/s2
a. Nếu hệ số ma sát với mặt đường bằng 0,2. Tính lực kéo của động cơ
b. Nếu lực ma sát như nhau trên toàn bộ quãng đường. Tính lực kéo động cơ
Một chiếc xe tải khối lượng 4 tấn đang chuyển động với vận tốc 10m/s thì tăng tốc, sau khi chuyển động trên quãng đường dài 5km xe đạt được vận tốc 20m/s. Cho rằng chuyển động của xe là nhanh dần đều. Tính công suất trung bình của động cơ ô tô, hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là k = 0,05.
Xe hơi có khối lượng 1,5Tấn chuyển động nhanh dần đều trên mặt đường nằm ngang từ trạng thái đứng yên. Sau 5 giây chuyển động xe đạt tốc độ 36km/h.
a. Tính gia tốc của xe.
b. Tính hợp lực tác dụng vào xe.
c. Tính lực kéo của động cơ. Cho biết lực cản không đổi và bằng 200N.
d. Tính vận tốc của xe sau 10 giây chuyển động.
B1:Một vật có khối lg m đang đứng yên trên sàn nhà thì được lực kéo của động cơ là bao nhiêu?
theo phương ngang có độ lớn 27N. Vật trượt đc 10m trong khoảng tgian 5s. Hệ số mst giữa vật và sàn nhà là 0.1. G= 10m/s^2
a) phân tích các lực tác dụng lên vật
b) xác định gia tốc của vật
c) Khối lượng của vật
B2: 1 oto khối lượng 2 tấn dgd chạy trên đường nằm ngang vs tốc độ 54km/h thì tăng tốc cđogn nhanh dần đều. sau 10s kể từ lúc tăng tốc, xe đạt dc tốc độ là 72km/h. hệ số ms giữa bánh xe và mặt đường là 0.05. g=10m/s^2
a) biểu diễn tất cả các lực tác dug lên vật
b) tính độ lớn msat và g chuyển động
c) lực kéo dong cơ
d) nếu sau đó xe chuyển đọng thẳng đều thì lực kéo của động cơ là bao nhiêu?
Một ô tô có khối lượng 200kg chuyển động trên đường nằm ngang dưới tác dụng của lực kéo bằng 100N. cho hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0.025.tính gia tốc của ô tô . lấy g =10m/s2