Câu 8: Một vật cao 2cm đặt vuông góc với trục chính của một TKHT, điểm A nằm trên trục chính cách thấu kính một khoảng 20cm thì thu được ảnh rõ nét cao 3cm hiện trên màn a. Vẽ hình và tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính b. Tính tiêu cự của thấu kính.
Bài 1. Một vật sáng AB có chiều cao h = 2cm đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự 12 cm. AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính và cách thấu kính 16 cm
a. Hãy dựng ảnh A/B / của AB
b. Tính chiều cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính?
Đặt một vật AB có dạng mũi tên cao 1m vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ , cách thấu kính 3cm .Thấu kính có tiêu cự 2cm
a. Vẽ ảnh của vật qua thấu kính . Ảnh có đặc điểm gì ?
b. Tính độ lớn của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính
a) Hãy nêu tính chất của ảnh tạo bởi thấu kính phân kì b) Vật sáng AB có độ cao 2cm, được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm. Điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng 20cm b1. Dựng ảnh A'B' của AB qua thấu kính đã cho b2. Vận dụng kiến thức hình học hãy tính độ cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.
Một vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có f=12cm. a nằm trên trục chính, cách thấu kính 8cm. Biết AB cao 2cm. Hãy dùng kiến thức hình học đẻ:
a. tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính phân kỳ
b. tính chiều cao của ảnh
Một thấu kính hội tụ có tiêu cự OF=OF’= f = 18cm, vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính sao cho OA = d = 10cm .
a/ Vẽ ảnh của AB qua thấu kính ? b/ Tính khoảng cách từ vật đến ảnh ?
c/ Nếu AB = 2cm thì độ cao của ảnh là bao nhiêu cm ?
Cho vật sáng A B cao 2cm đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 14cm, điểm A nằm trên trục chính cách thấu kính 10cm.
a, Vẽ ảnh A' B'.
b, Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh.
Cho thấu kính hội tụ có tiêu cự f=10cm, vật AB có dạng một mũi tên đặt vuông góc với trục chính, điểm A trên trục chính và cách thấu kính 1 khoảng d=30cm và có chiều cao h=2cm a) vận dụng kiến thức hình học hãy tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh b) khi dịch chuyển vật ra rất xa thấu kính thì ảnh cách thấu kính 1 khoảng bằng bao nhiêu cm
Bài 1:
Một vật sáng nhỏ có dạng đoạn thẳng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và nằm ở ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính , A nằm trên trục chính của thấu kính.
Gọi d là khoảng cách từ vật đến thấu kính, d’ là khoảng cách từ ảnh đến thấu kính, f là tiêu cự của thấu kính. Hãy vẽ ảnh của vật qua thấu kính và chứng minh công thức: +=
Bài 2: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 12cm. Điểm A nằm trên trục chính và cách quang tâm một khoảng d = 36cm.
a) Nêu đặc điểm của ảnh và vẽ sơ đồ tạo ảnh.
b) Tính độ cao của ảnh. Biết độ cao của AB là h = 1cm.
Bài 3: Đặt vật sáng AB trước một thấu kính phân kì có tiêu cự f = 12cm. Vật AB cách thấu kính một đoạn d = 8cm, A nằm trên trục chính. Vẽ ảnh của vật sáng AB. Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh biết AB cao 6mm.