Một bình thông nhau có chứa nước. Bịt kín miệng nhánh A rồi đổ nước vào nhánh B cho đến khi nước lên tới miệng bình, khi đó mực nước của nhánh A chênh nhau 1 khoảng h. Hỏi mực nước ở nhánh A sẽ thay đổi như thế nào? Khi đó áp suất trên mặt nước tại nhánh A bằng bao nhiêu?
Một bình thông nhau gồm hai nhánh, có tiết diện lần lượt là S1 ; S2 sao cho S1 = 2S2 = 200cm2. Đáy bình nằm ngang có tiết diện không đáng kể, có khóa T ở giữa. Đổ vào nhánh lớn cột nước cao h1 = 15 cm. Đổ vào nhánh nhỏ cột nước cao h2 = 30 cm. Mở khóa T. a. Tính chiều cao cột nước ở mỗi nhánh ? b. Thả vào nhánh lớn một vật đặc hình lập phương có chiều dài cạnh là 10cm. Tính chiều cao phần nổi của vật và chiều cao cột nước dâng lên ở nhánh nhỏ. c. Đổ thêm dầu vào nhánh lớn cho đến khi mặt thoáng của dầu cách mặt trên của vật 2cm thì dừng lại. (vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng). Tính khối lượng dầu đổ vào? Chiều cao cột nước ở nhánh nhỏ dâng thêm một đoạn là bao nhiêu? Cho trọng lượng riêng của nước, của dầu, của vật lần lượt là 10000 N/m3; 8000N/m3; 9000N/m3.
Cho một ống hình chữ U, ban đầu đổ thủy ngân, sau đó rót rượu etanon và ống kia rót glyxerin sao cho mặt thoáng ngang nhau. Tìm chiều cao của cột glyxerin nếu chênh lệch độ cao của thủy ngân trong 2 ống = 30mm. Trọng lượng riêng 1,36.10^5N/m^3, etanon=0,8.10^4N/m^3, glyxerin=1,2.10^4N/m^3
Một ống thủy tinh dài 125cm và bịt kín một đầu, có chứa thủy ngân đến độ cao 9cm. Tính áp suất do thủy ngân tác dụng lên đáy ống.
Người ta thay thủy ngân trong ống lần lượt bằng nước và bằng
rượu. Phải đổ nước và rượu đến độ cao nào để tạo ra áp suất ở
đáy ống như trước ?
Cho biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000N / (m ^ 3) của nước là 10000N / (m ^ 3) của rượu là 7900N / (m ^ 3)
Một bình thông nhau gồm 2 nhánh hình trụ thẳng đứng có tiết diện thẳng lần lượt là S1=100cm^2 và S2=60cm^2 chứa nước có khối lượng riêng D0=1g/cm^3. Mực nước cách miệng các nhánh h0=3cm.
1) Thả một vật có khối lượng m=80g và khối lượng riêng D1=0,8g/cm^3 vào nhánh lớn . Tính mực nước dâng lên ở nhánh nhỏ.
2) Sau đó đổ dầu có khối lượng riêng D2=0,75g/cm^3 vào nhánh lớn cho đến khi đầy thì toàn bộ vật bị ngập hoàn toàn trong nước và dầu. Tính thể tích vật bị ngập trong nước và khối lượng dầu đã đổ vào
một ca thủy tinh có thể tích 1,5 lít và khối lượng 250g phải đổ vào chai ít nhất bao nhiêu lít để nó chìm trong nước ? biết trọng lượng riêng của nước là 10000N\m3
Một vật hình hộp chữ nhật có kích thước 30.20.10 (cm)
Ta thả ''nằm'' vật vào bình trụ đựng nước
a) Thể tích phần chòm của vật là bao nhiêu ? chiều cao phần vật chìm trong nước là mấy ?
b) Nếu ta đổ dầu vào cho vật ngập hoàn toàn thì thể tích vật ngập trong nước có thay đổi không ?
c) Lượng dầu đổ vào tối thiểu là mấy biết điện tích đáy bình trụ là 20dm2 . cho biết trọng lượng riêng nước , dầu , vật lần lượt là 10000N/m3 ; 8000N/m3 ; 9000N/m3 ?
giúp mk với @Trịnh Đức Minh,@Peter Jin,@bảo nam trần
1 khối gỗ hình lập phương có cạnh A=10cm được thả vào trong 1 chậu nước
a,tính chiều cao của phần gỗ chìm trong nước biết trọng lượng riêng của gỗ d1=6000N/m3,nước d2=10000N/m3
b,Hãy xác định khối lượng của khối gỗ đó