Một nồi cơm điện được lắp vào hiệu điện thế 220V và hoạt động liên tục trong 2 giờ thấy số chỉ công tơ điện tăng thêm 1,6 số. Khi đó cường độ dòng điện chạy qua nồi cơm là bao nhiêu?
A. 3,2A B. 3,64A C. 3,4A D. 2,3A
Một nồi cơm điện có số ghi trên vỏ là 220V – 800W được sử dụng với hiệu điện thế 220V, mỗi ngày dùng 2 giờ. Vậy điện năng tiêu thụ mỗi ngày là bao nhiêu? A= P.t
A. 12kW.h B. 100kW.h C. 800W D. 1,6kW.h
Trong 30 ngày chỉ số công tơ điện của một gia đình tăng thêm 75 số. Biết rằng thời gian sử dụng điện trung bình trong mỗi ngày là 5 giờ. Giả sử chỉ dùng bóng đèn tròn loại có công suất 100W để chiếu sáng, hỏi gia đình này đã sử dụng bao nhiêu bóng đèn? Coi hiệu điện thế sử dụng chính là hiệu điện thế định mức của các bóng đèn.
A 6 bóng.
B 7 bóng.
C 8 bóng.
D 5 bóng.
(đáp án thôi ạ)
1. Hai điện trở R1 = 6Ω và R2 = 9Ω mắc nối tiếp với nhau rồi mắc vào 2 cực của nguồn điện ko đổi. Biết hiệu điện thế giữa 2 đầu của điện trở R1 = 4,8V. Hiệu điện thế giữa 2 đầu của điện trở R2 là bao nhiêu?
2. Trên nồi cơm điện có ghi 220V - 528W
a. Tính cường độ định mức của dòng điện chạy qua dây nung của nồi.
b. Tính điện trở dây nung khi nồi đang hoạt động bình thường.
3. Một bàn là điện có công suất định mức 1100W và cường độ dòng điện định mức là 5A, điện trở suất là 1,1.10-6 Ωm và tiết diện của dây là 0,5mm2. Tính chiều dài của dây.
Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ sau, biết R1=15Ω Chỉ số của vôn kế là 6V
a,Tính số chỉ của Am pe kế A1
b, Nếu số chỉ của Am pe kế A2 là 0,15A thì R2 có giá trị bao nhiêu?
c, Tính công suất nhiệt trên R1
d, Tính nhiệt lượng tỏa ra trên R2 trong thời gian 15 phút.
Một cần cẩu điện hoạt động với U = 380V và dòng điện qua động cơ I = 20A. Trong 1 phút cần cẩu nâng được 1,71 tấn hàng lên cao 16m.
a. Tính hiệu suất của động cơ.
b. Biết rằng các loại ma sát tiêu hao 20% công suất động cơ, phần hao phí còn lại là do hiệu ứng Jun-Lenxơ. Tính điện trở của động cơ.
một bếp điện hoạt động bình thường có điện trở 80 ôm có cường độ dòng điện chạy qua bếp là 2,5 Ampe a Tính công thức của bếp b tính điện năng tiêu thụ của bếp trong 0,5 giờ
Câu 1: Điện trở suất là điện trở của một dây dẫn hình trụ có:
A.Chiều dài 1 m tiết diện đều 1m2 . B. Chiều dài 1m tiết diện đều 1cm2 .
C. Chiều dài 1m tiết diện đều 1mm2 . D. Chiều dài 1mm tiết diện đều 1mm2.
Câu 2: Nếu giảm chiều dài của một dây dẫn đi 4 lần và tăng tiết diện dây đó lên 4 lần thì điện trở suất của dây dẫn sẽ:
A. Giảm 16 lần. B. Tăng 16 lần . C. không đổi. D. Tăng 8 lần.
Câu 3: Một dây dẫn bằng đồng có chiều dài l=100cm, tiết diện 2mm2, điện trở suất
r=1,7.10-8Wm. Điện trở của dây dẫn là :
A. 8,5.10 -2 W. B. 0,85.10-2W. C. 85.10-2 W. D. 0,085.10-2W.
Câu 4: Nhận định nào là không đúng :
A. Điện trở suất của dây dẫn càng nhỏ thì dây dẫn đó dẫn điện càng tốt.
B. Chiều dài dây dẫn càng ngắn thì dây đó dẫn điện càng tốt.
C. Tiết diện của dây dẫn càng nhỏ thì dây đó dẫn điện càng tốt.
D. Tiết diện của dây dẫn càng nhỏ thì dây đó dẫn điện càng kém.
Câu 5: Một dây dẫn bằng nhôm hình trụ, có chiều dài l = 6,28m, đường kính tiết diện
d = 2mm, điện trở suất r = 2,8.10-8Wm , điện trở của dây dẫn là :
A.5,6.10-4 W. B. 5,6.10-6W. C. 5,6.10-8W. D. 5,6.10-2W.
Câu 6: Hai dây dẫn có cùng chiều dài, cùng tiết diện, điện trở dây thứ nhất lớn hơn điện trở dây thứ hai gấp 2 lần, dây thứ nhất có điện trở suất r = 1,6.10 -8 W m, điện trở suất của dây thứ hai là :
A. 0,8.10-8Wm. B. 8.10-8Wm. C. 0,08.10-8Wm. D. 80.10-8Wm.
Câu 7: Chọn câu trả lời đúng:
A. Điện trở của một dây dẫn ngắn luôn luôn nhỏ hơn điện trở của một dây dẫn dài .
B. Một dây nhôm có đường kính lớn sẽ có điện trở nhỏ hơn một sợi dây nhôm có đường kính nhỏ .
C. Một dây dẫn bằng bạc luôn luôn có điện trở nhỏ hơn một dây dẫn bằng sắt.
D. Nếu người ta so sánh hai dây đồng có cùng tiết diện, dây có chiều dài lớn sẽ có điện trở lớn hơn.
Câu 8: Nhận định nào là không đúng?
Để giảm điện trở của dây dẫn người ta:
A. Giảm tiết diện của dây dẫn và dùng vật liệu có điện trở suất nhỏ.
B. Dùng vật liệu có điện trở suất nhỏ.
C. Tăng tiết diện của dây dẫn và dùng vật liệu có điện trở suất nhỏ.
D. Tăng tiết diện của dây dẫn.
Câu 9: Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính công suất P của đọan mạch chỉ chứa điện trở R, được mắc vào hiệu điện thế U, dòng điện chạy qua có cường độ I.
A. P= U.I. B. P = . C. P= . D. P=I 2.R .
Câu 10: Công suất điện cho biết:
A. Khả năng thực hiện công của dòng điện .
B. Năng lượng của dòng điện.
C. Lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian.
D. Mức độ mạnh, yếu của dòng điện.
Câu 11: Trên một bóng đèn có ghi 12 V– 6W .
A. Cường độ dòng điện lớn nhất mà bóng đèn chịu được là 2A.
B. Cường độ dòng điện lớn nhất mà bóng đèn chịu được là 0,5A.
C. Cường độ dòng điện tối thiểu mà bóng đèn sáng được là 2A.
D. Cường độ dòng điện qua bóng đèn khi đèn sáng bình thường là 0,5A.
Câu 12: Trên một bóng đèn có ghi 110V-55W. Điện trở của nó là .
A. 0,5 W . B. 27,5W . C. 2W. D. 220W.
Câu 13: Chọn câu trả lời sai:
Một quạt điện có ba nút điều chỉnh tốc độ quay nhanh theo thứ tự tăng dần của các nút (1), (2) và (3). Công suất của quạt khi bật:
A. Nút (3) là lớn nhất. B. Nút (1) là lớn nhất.
C. Nút (1) nhỏ hơn công suất nút (2). D. Nút (2) nhỏ hơn công suất nút (3).
Câu 14: Số oát ghi trên dụng cụ điện cho biết:
A. Công suất mà dụng cụ tiêu thụ khi hoạt động bình thường.
B. Điện năng mà dụng cụ tiêu thụ khi hoạt động bình thường trong thời gian 1 phút .
C. Công mà dòng điện thực hiện khi dụng cụ hoạt động bình thường.
D. Công suất điện của dụng cụ khi sử dụng với những hiệu điện thế không vượt quá hiệu điện thế định mức.
Câu 15: Một bàn là điện có công suất định mức 1100W và cường độ dòng điện định mức 5A. điện trở suất là 1,1.10-6Wm và tiết diện của dây là 0,5mm2, chiều dài của dây là:
A .10m. B. 20m. C. 40m. D. 50m.
Câu 16: Hai bóng đèn, một cái có công suất 75W, cái kia có công suất 40W, họat động bình thường dưới hiệu điện thế 120V. Khi so sánh điện trở dây tóc của hai bóng đèn thì:
A. Đèn công suất 75W có điện trở lớn hơn. B. Đèn công suất 40W có điện trở lớn hơn.
C. Điện trở dây tóc hai đèn như nhau. D. Không so sánh được.
Câu 17: Trong công thức P = I2.R nếu tăng gấp đôi điện trở R và giảm cường độ dòng điện 4 lần thì công suất:
A. Tăng gấp 2 lần. B. Giảm đi 2 lần. C. Tăng gấp 8 lần. D. Giảm đi 8 lần.
Câu 18: Hai bóng đèn lần lượt có ghi số 12V- 9W và 12V- 6W được mắc song song vào nguồn điện có hiệu điện thế 12V.
A. Hai đèn sáng bình thường .
B. Đèn thứ nhất sáng yếu hơn bình thường .
C. Đèn thứ nhất sáng mạnh hơn bình thường .
D. Đèn thứ hai sáng yếu hơn bình thường .
Câu 19: Năng lượng của dòng điện gọi là:
A. Cơ năng. B Nhiệt năng. C Quang năng. D Điện năng.
Câu 20: Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết:
A. Thời gian sử dụng điện của gia đình.
B. Công suất điện mà gia đình sử dụng.
C. Điện năng mà gia đình đã sử dụng.
D. Số dụng cụ và thiết bị điện đang được sử dụng
Câu 21: Thiết bị điện nào sau đây khi hoạt động đã chuyển hoá điện năng thành cơ năng và nhiệt năng?
A.Quạt điện. B. Đèn LED. C. Bàn là điện. D. Nồi cơm điện.
Câu 22: Công thức tính công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là:
A. A = U.I2.t B A = U.I.t C A = U2.I.t D A =
Câu 23: Khi đặt vào hai đầu một đoạn mạch hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch là 0,5A. Công của dòng điện sản ra trên đoạn mạch đó trong 10 giây là
A. 6J B. 60J C. 600J D. 6000J
Câu 24: Mỗi ngày công tơ điện của một gia đình đếm 2,5 số. Gia đình đó đã tiêu thụ mỗi ngày một lượng điện năng là:
A. 90000J B. 900000J C. 9000000J D. 90000000J
II. PHẦN TỰ LUẬN
Bài 1. Khi mắc một bóng đèn dây tóc có ghi 220V – 75W vào ổ lấy điện có hiệu điện thế 200V, một học sinh cho rằng công suất tiêu thụ của bóng đèn vẫn là 75W. Theo em, kết luận như vậy có đúng không? Tại sao? Cho rằng điện trở của dây tóc bóng đèn không phụ thuộc vào nhiệt độ.
Bài 2. Một bếp điện hoạt động liên tục trong 6 giờ ở hiệu điện thế 220V. Khi đó số chỉ của công tơ điện tăng thêm 4 số. Tính điện năng mà bếp điện sử dụng, công suất của bếp điện và cường độ dòng điện chạy qua bếp trong thời gian trên.
Bài 3. Một khu dân cư có 500 hộ gia đình, tính trung bình mỗi hộ sử dụng một công suất điện 200W trong 9 giờ 1 ngày.
a) Tính công suất điện trung bình của cả khu dân cư.
b) Tính điện năng mà khu dân cư này sử dụng trong 30 ngày.
c) Tính tiền điện của mỗi hộ và của cả khu dân cư trong 30 ngày với giá điện 1500đ/kWh.
Bài 4. Trên một bóng đèn điện có ghi 220V – 100W. Mỗi ngày đèn thắp sang trung bình 8 giờ. Tính điện năng tiêu thụ trong một tháng (30 ngày) biết rằng hiệu điện thế nơi dùng điện là 220V.
Câu 11: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện xoay chiều liên tục khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
A. Đang tăng mà chuyển sang giảm. B. Đang giảm mà chuyển sang tăng.
C. Tăng đều đặn rồi giảm đều đặn. D. Luân phiên tăng giảm.
Câu12: Dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi
A. Cho nam châm nằm yên trong lòng cuộn dây.B. Cho nam châm quay trước cuộn dây.
C. Cho nam châm đứng yên trước cuộn dây.D. Đặt cuộn dây trong từ trường của một nam châm.
Câu 13: Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm thì trong cuộn dây
A. Xuất hiện dòng điện một chiều. B. Xuất hiện dòng điện xoay chiều.
C. Xuất hiện dòng điện không đổi. D. Không xuất hiện dòng điện.