Một khối gỗ hình hộp chữ nhật tiết diện S=40cm vuông cao h=10cm có trong luong 1,6N ,đc đặt trong 1 cái chậu
a,Tính áp suất do khối gỗ tác dụng lên đáy chậu và trọng lượng riêng của khối gỗ
b,Dổ nước vào chậu thấy khối gỗ nổi lên. Tính chiều cao của phần gỗ nổi trên nước . Biết trọng lượng riêng của nước là d=10000N/m^3
c,Khoét khối gỗ một lỗ hình trụ ở giữa có tiết diện S=4cm^2, sâu h và lấp đầy chì có trọng lượng riêng d1=113000N/m^3.Khi thả vào nước người ta thấy mực nước bằng với mặt trên của khối gỗ. Tìm độ sâu h của lỗ.
S=40 cm2 =0,004 m2
hgỗ=10 cm=0,1 m
a, p= ?, dgỗ= ?
b, dnước =10 000 N/m3, hnổi=?
c, d1=113 000 N/m3,S'=4cm2=0,0004m2, h= ?
Giải:
a, Áp suất do khối gỗ tác dụng lên chậu là:
p=P/s=1,6/0,004=400(N/m2)
Trọng lượng riêng của khối gỗ là:
dgỗ=P/V=P/S.hgỗ=1.6/0,004.0,1=4 000(N/m3)
b, vì vật nổi nên FA=P=1,6
Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên khối gỗ có độ lớn là:
FA=dnước.Vchìm =dnước.(V-Vnổi)=10000.(0,004.0,1 -Vchìm)=1,6
(=) 0,0004 -Vchìm=0,00016
(=) Vchìm=0,00024
(=)S.hchìm= 0,00024
(=)0,004.hchìm=0,00024
(=)hchìm=0,06(m)
Chiều cao của phần gỗ nổi là:
hnổi=h-hchìm=0,1-0,06=0,04(m)
c, Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật lúc này là:
FA=V.dnước= S.hgỗ.dnước=0,004.0,1.10000 = 4(N)
Do mực nước bằng với mặt trên của khối gỗ nên
FA=P'=4N
Thể tích của chì là:
Vchì= h.S'=h.0,0004(m3)
Trọng lượng của chì là:
Pchì=Vchì.d1=h.0,0004.113000=45,2h(N)
Thể tích gỗ còn lại là:
Vgỗ=V-Vchì= S.hgỗ-Vchì= 0,004.0,1 - h.0,0004= 0,0004(1-h) (m3)
Trọng lượng của phần gỗ còn lại là:
Pgỗ=dgỗ.Vgỗ=4000.0,0004(1-h)=1,6(1-h) (N)
Trọng lượng của vật là:
Pvật=Pgỗ+Pchì=1,6(1-h) +45,2.h =4(N)
(=) 1,6 -1,6.h +45,2.h = 4
(=)43,6h=2,4
(=)h≈0,06 (m)
Chúc bạn học tốt