một học sinh tiến hành thí nghiệm sau: hoà tan một ít Na2O vào nước trong ống nghiệm. sau đó cho từ từ dung dịch H2SO4 vào ống và cho tiếp vào ống nghiệm một mẩu giấy quì tím thì thấy giấy quì hoá đỏ. một hịc sinh cho một ít bột Al vào ống thì có khí bay ra, đồng thời giấy quì trở thành màu tím. giải thích từng giai đoạn của thí nghiệm trên và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
mọi người giúp mìk nhé ạ, mai mìk nộp sớm ạ, mìk cảm ơn rất nhiều
Na2O + H2O => 2NaOH
2NaOH + H2SO4 = >Na2SO4 + 2H2O
Quỳ tím => đỏ do lượng axit còn dư
2Al + 3H2SO4 => Al2(SO4)3 + 3H2
Khi cho Al, Al tác dụng với axit => khí H2 bay ra. Khi axit bị tác dụng hết, trong ống nghiệm chỉ còn muối => quỳ tím lại trở thành màu tím như ban đầu
-Đầu tiên khi cho Na2O vào ống nghiệm thì xảy ra pư:
Na2O + H2O \(\rightarrow\) 2NaOH
-Sau đó cho từ từ H2SO4 vào thì xảy ra pư
NaOH + H2SO4 \(\rightarrow\) Na2SO4 + H2O
Quỳ tím chuyển đỏ do H2SO4 còn dư sau phản ứng
- Khi cho bột nhôm vào thì Al sẽ phản ứng với H2SO4 sau pư trên tạo khí không màu thoát ra
Giấy quỳ đồng thời chuyển tím vì dung dịch sau phản ứng là dung dịch muối và axit phản ứng hết
3H2SO4 + 2Al \(\rightarrow\) Al2(SO4)3 + 3H2
Chúc bạn học tốt <3