Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 10 cm đến 50 cm. Tính độ tụ của thấu kính cần
mang để nhìn được vật ở xa vô cùng mà mắt không cần điều tiết trong hai trường hợp sau:
a) Kính đeo sát mắt.
b) Kính cách mắt 3 cm.
c) Trong mỗi trường hợp, khi đeo kính này thì người đó nhìn thấy điểm gần nhất cách mắt
bao nhiêu?
Mắt có giới hạn nhìn rõ từ 15 cm đến 100 cm.
a) Dùng kính cận có độ tụ bao nhiêu để khi đeo sát mắt có thể nhìn rõ một vật rất xa ?
b) Khi đeo kính trên sát mắt, có thể nhìn rõ các vật trong khoảng nào ?
c) Hãy cho một lời khuyên về cách sử dụng kính này (lúc nào thì nên đeo, lúc nào thì không đeo)
.
Mắt viễn nhìn rõ được vật đặt cách mắt gần nhất 40cm. Để nhìn rõ vật cách mắt gần nhất 25cm cần đeo kính sát mắt có độ tụ là bao nhiêu.
Mắt của một người có điểm cực viễn Cv cách mắt 50cm.
a) Mắt người này bị tật gì?
b) Muốn nhìn thấy vật ở vô cực không điều tiết người đó phải đeo kính có độ tụ bao nhiêu? (kính đeo sát mắt).
c) Điểm Cc cách mắt 10cm, khi đeo kính mắt nhìn thấy điểm gần nhất cách mắt bao nhiêu? (kính sát mắt).
Mắt lão thị, lúc nhìn xa vô cùng thì không cần điều tiết; nhưng không nhìn rõ các vật gần hơn 50 cm.
a) Tìm số kính, để có thể trông rõ các vật gần nhất, cách mắt 20 cm (kính đeo sát mắt).
b) Lúc đeo kính trên có thể nhìn rõ các vật ở khoảng cách 50 cm hay không ?
Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 10 cm đến 40 cm quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ là 10 Dp. Mắt đặt sát thấu kính. Muốn nhìn rõ ảnh của vật qua kính ta phải đặt vật trong khoảng nào
Một mắt bình thường về già khi điều tiết tối đa thì tăng độ tụ của mắt thêm 1 dp.
a) Xác định điểm cực cận và cực viễn.
b) Tính độ tụ của thấu kính phải mang (cách mắt 2cm) để mắt nhìn thấy một vật cách mắt 25cm không điều tiết.
Một người có thể nhìn rõ vật ở xa vô cực mà không cần điều tiết và nhìn vật cách mắt 25 cm khi điều tiết tối đa . Độ tụ của mắt có thể thay đổi trong khoảng nào cho biết khoảng cách từ quang tâm mắt đến võng mạc là 16mm