Có:
Chiều dài gen: \(L=4080=\dfrac{3,4N}{2}\)
Suy ra tổng số nu của gen là:
\(N=\dfrac{2.4080}{3,4}=2400\left(nu\right)\)
Theo đề có: \(2X=A=T\) (Nguyên tắc bổ sung A-T, G-X)
Mặt khác: \(A+X=\dfrac{N}{2}\Leftrightarrow2X+X=\dfrac{2400}{2}=1200\Rightarrow X=\dfrac{1200}{3}=400\left(nu\right)\)
Vậy: \(\left\{{}\begin{matrix}G=X=400\left(nu\right)\\A=T=2X=2.400=800\left(nu\right)\end{matrix}\right.\)
Một số kiến thức giải bài tập sinh học 9 cơ bản:
Phần 1:
- DNA là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là một nucleotide.
- Cấu trúc: 2 mạch gen xoắn kép, trên mỗi mạch có 4 gốc nucleotide: A, T, G, X
+ Xoắn song song và ngược chiều nhau theo chu kì.
+ Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nu
+ Mỗi cặp nu dài \(3,4A^o\) => Một chu kì xoắn dài \(34A^o\)
+ Đường kính vòng xoắn: \(20A^o\)
+ Theo nguyên tắc bổ sung: A-T , G-X. Tức là số nu loại A = số nu loại T, số nu loại G = số nu loại X. (Áp dụng được khi tính tổng quát số nu ở một gen - tức là tổng mạch 1 và mạch 2)
+ Mạch 1: \(A_1,T_1,G_1,X_1\)
+ Mạch 2: \(A_2,T_2,G_2,X_2\)
=> Có: \(A_1=T_2\) , \(A_2=T_1\) , \(G_1=X_2\) , \(G_2=X_1\)
Có thể tự suy ra: \(A=T=A_1+A_2=T_1+T_2\) , \(G=X=G_1+G_2=X_1+X_2\)
Và: N (Tổng số nu của gen) = \(A+T+G+X=2A+2X=2T+2G=N\)
Cùng với tính %: \(\left\{{}\begin{matrix}\%A+\%G=50\%\\\%T+\%X=50\%\end{matrix}\right.\)
Phần 2:
- Định nghĩa:
+ N: Tổng số nu của gen
+ C: Số chu kì xoắn
+ L: Chiều dài của phân tử DNA (\(A^o\))
Lưu ý đổi đơn vị, dễ gặp: \(\text{ }1mm=10^3\left(micromet\right)=10^4\left(nm\right)=10^7A^o\)
+ M: Khối lượng phân tử DNA (đvC)
+ Công thức: \(\left\{{}\begin{matrix}L=\dfrac{3,4N}{2}\left(A^o\right)\\N=20.C\left(nu\right)\\M=300.N\left(đvC\right)\end{matrix}\right.\)
Phần 3:
- Tính số liên kết Hidro (H): \(H=2A+3G\)
- Số liên kết hóa trị nối các nu trên 1 mạch gen: \(H=\dfrac{N}{2}-1\)
+ Dễ dàng biết số liên kết hóa trị trên gen: \(H=2\left(\dfrac{N}{2}-1\right)\)
✿HaNa