Bài tham khảo nha bn
Chúng ta hãy hiểu rằng hành vi biết ơn chỉ nên được dành cho những người đã làm gì đó tốt đẹp cho mình mà mình đã không phải trả công lại cho họ lúc họ thực hiện điều đó. Biết ơn bố mẹ, ông bà là điều bình thường, vì họ đã ban cho mình những điều quý báu nhất: cuộc sống, ăn học, vật chất từ nhỏ đến lớn - họ tự nguyện thực hiện những điều đó mà không cần và không nhận đền đáp (returns) từ mình một chút nào trong suốt quá trình mình thừa hưởng thành quả của họ. Còn với vua chúa, chính phủ thì khác. Vua chúa, chính phủ chỉ đơn thuần là một nhóm người cung cấp một số dịch vụ chuyên biệt cho người dân dựa trên tiền thuế mà người dân bị BUỘC (by force) phải đóng góp. Mối quan hệ này không hề có "ơn nghĩa" gì ở đây cả. Chiếu theo ý nghĩa hiện đại của public policy, đây chỉ đơn thuần là một "hợp đồng" (hay đúng hơn là một "khế ước xã hội" - social contract - vì nó ko mang tính tự nguyện như hợp đồng / khế ước thông thường) giữa chính phủ và người dân, thông qua đó người dân trả tiền thuế cho chính phủ thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận (contractual duty) tương ứng của mình. Không ai nợ ai cái gì ở đây cả.
Việc một chính phủ bảo vệ người dân, trấn áp tội phạm, đánh đuổi giặc ngoại xâm, hay dàn xếp những xung đột trong dân chúng (thông qua tòa án) chỉ đơn thuần là biểu hiện của khế ước xã hội (social contract) này, chấm hết! Nhưng người Việt Nam chúng ta bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nho giáo phong kiến - đặc biệt tư tưởng của Khổng Tử luôn coi vua chúa, chính phủ, lãnh đạo là cha mẹ. Và vì thế nghĩ họ - vua chúa và chính quyền - luôn đúng, hay phải biết ơn và có nghĩa vụ biết ơn những gì mà họ mạng lại.
Chính vì vậy thật là rất vô lý nếu ai đó cứ mãi hát bài ca muôn thuở với luận điệu "không có chính phủ, nhà nước thì dân sẽ bị... bla bla bla" trong khi lại không tự hỏi nếu không có tiền thuế của dân thì chính phủ sẽ làm được gì???? Thậm chí chúng ta - nhiều người chỉ trích chính phủ hiện tại, nhưng lại tôn vinh những ông vua chúa thời phong kiến, những người về mặt bản chất mang chức năng thống trị, ăn cắp, và đàn áp nhiều hơn là chức năng của một "người bảo vệ" (protector) hay một "quan tòa" (judge). Ngay cả khi những ông vua chúa này đánh bại được quân ngoại xâm hùng mạnh như Mông Nguyên cũng không thể làm thay đổi được bản chất của họ: những nhà độc tài thời phong kiến. Nói theo Don Boudreaux là: "I owe him no special allegiance just because he specializes in using force to counteract force. Nor does he gain superhuman knowledge or wisdom just because he is a force-specialist."
Tiếp sau này Ad sẽ giới thiệu cho các bạn các vấn đề sau: Bản chất của nhà nước là gì, quyền lực của nhà nước đến từ đâu, và những nguyên lý cơ bản của public policy. Một người khi nắm được những điều cơ bản này mọi người sẽ dần nhận ra những khái niệm mà Ad đã nói ở trên mà không cần phải tranh cãi quá nhiều.