Cha viết cho con từ chính cuộc đời cha.
Những bài học một đời cay đắng.
Cha gởi cho con chút nắng. Hãy giữ giữa tim con.
Để khi con cất bước vào cuộc hành trình đầy gai và cạm bẫy.
Con sẽ bớt thấy đau và đỡ phải tủi hờn.
Đừng hơn thua làm gì với cuộc đời, con ạ.
Hãy để chị, để anh giành lấy phần họ muốn.
Con hãy thong dong dù là người đến muộn.
Dù phần con chẳng ai nhớ để dành!
Hãy hân hoan với điều nhân nghĩa.
Đừng hững hờ trước chuyện bất nhân.
Và hãy tin vào điều có thật:
Con người - sống để yêu thương.
a, xác định thể thơ của đoạn thơ
b, từ " chút nắng" trong câu thơ "cha gửi cho con chút nắng" có ý nghĩa gì ?
c, xác định và nêu tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ sau :
Hãy hân hoan với điều nhân nghĩa.
Đừng hững hờ trước chuyện bất nhân.
Và hãy tin vào điều có thật:
Con người - sống để yêu thương.
d, anh/chị có đồng ý với cách nghĩ của nhà thơ trong đoạn thơ trên không? Vì sao ?
Sống trên đời sẽ chẳng ai như mẹ
Dõi theo con từng phút giây qua
Từ lúc nghe con cất tiếng khóc òa
Và suốt thời gian con là người lớn
Con là hạnh phúc ra đời theo ý muốn
Là ước mơ của mẹ cha từ lúc kết đôi
Con là niềm vui, là ước nguyện một đời
Là hy vọng mẹ thêm yêu cuộc sống
( Trích: Lời mẹ dặn - Đỗ Mạnh)
1. Xác định thể thơ?
2. Tìm hiểu và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên?
3. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu thơ " Sống trên đời sẽ chẳng ai như mẹ"?
4. Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về sự hi sinh của mẹ với chúng ta.
Câu 14: Nêu cảm nhận của anh (chị) về ước muốn của thi sĩ trong bốn câu thơ mở đầu:
“ Tôi muốn tắt nắng đi
….
Cho hương đừng bay đi”
Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay. Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó. Câu1: xác định phương thức biểu đạt Câu2: đoạn trích nhà mẹ lê được miêu tả qua những chi tiết nào Câu3: tìm và chỉ ra tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu sau từ buổi sáng tinh sương, mùa bực cũng như mùa rét bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng ở trong làng Câu4: anh chị rút ra bài học gì cho bản thân Mai mình kiểm tra rồi giúp mình với ạ!!
Phần 1. Đọc - Hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Cô ơi !
Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước.
Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời.
Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi. Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc. Con sắp phải xa cô thật rồi sao? Con chỉ muốn mãi là cô trò nhỏ được cắp sách vở đến trường, ngày ngày được nghe cô giảng bài.
Nhưng con phải đi để còn nhường chỗ cho thế hệ các em học sinh mới. Đây cũng là lúc con vận dụng những bài học về cuộc đời của cô ở ngôi trường khác, to lớn hơn trường mình.
(Trích Thư gửi cô giáo ngày tri ân, http://giaoducthoidai.vn,3-6-2014)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản.( 0,5 điểm)
Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng trong câu : “Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc”. (1,0 điểm)
Câu 4: Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Vì sao chọn thông điệp đó? (1,0 điểm )
Phần 2: Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ về lòng biết ơn được gợi ra từ phần đọc - hiểu.
Câu 2: (5 điểm) Nêu cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ :
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm
……………………………….
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi.
Trích: Vội vàng – Xuân Diệu – SGK Ngữ văn 11, tập II NXB Giáo dục
=== hết ===
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
(Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11 tập hai, NXB Giáo dục 2006, trang 39);
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 2. Câu thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” gợi cho anh/chị những cách hiểu nào?
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong câu thơ “Vườn
ai mướt quá xanh như ngọc”.
Câu 4: Cảm nhận về tình cảm của nhà thơ với mảnh đất và con người thôn Vĩ (viết đoạn văn
khoảng 5-7 câu)
Đã thấy xuân về với gió đông
Với trên màu má gái chưa chồng
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.
Từng đàn con trẻ chạy xun xoe
Mưa tạnh giời quang nắng mới hoe
Lá nõn ngành non ai tráng bạc
Gió về từng trận gió bay đi
Thong thả dân gian nghỉ việc đồng
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.
Trên đường cát mịn một đôi cô
Yếm đỏ khăn thâm trảy hội chùa
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc
Tay lần tràng hạt miệng nam vô
câu 1 bài thơ trên được viết theo thể thơ nào
câu 2 anh chị hiểu thế nào về hội dung của hai câu thơ sau
Mưa tạnh giời quang nắng mới hoe
Lá nõn ngành non ai tráng bạc
câu 3 nêu cảm nhận của anh chị vè giấc mơ của nhân vật trữ tình trong bài thơ
Anh/ chị hiểu như thế nào về dòng tâm sự: Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời
Helppp me 💓