Câu 1: Nêu suy nghĩ về nhan đề bài thơ Tràng Giang
- Nhan đề của bài thơ là “Tràng Giang” cũng là một trong những dụng ý nghệ thuật của nhà thơ Huy Cận. “Tràng Giang” vốn là hai từ Hán Việt để chỉ dòng sông dài.
- Trong Tiếng Việt, có hai từ nhằm miêu tả chiều dài đó là từ “Tràng” và từ “Trường”. Ở đây nhà thơ Huy Cận không viết là “Trường Giang” mà lại viết là “Tràng Giang”.
+ Bởi chữ “Trường” chỉ đơn thuần là miêu tả chiều dài.
+ Còn chữ “Tràng” với âm “vang” vốn là âm mở, nó không chỉ miêu tả chiều dài của dòng sông mà còn gợi lên chiều rộng của con sông.
⇒ Đó là một con sông được vẽ lên với không gian ba chiều: sâu chót vót; rộng mênh mông; dài dằng dặc. Dòng sông càng mênh mông, càng vô biên, vô cùng bao nhiêu thì tâm hồn thi nhân càng cô liêu, cô sầu bấy nhiêu.
Câu 2 : Trong bài Tràng Giang ,chót vót là từ chỉ chiều cao ở mức tuyệt đối. Vậy tại sao tác giả không sử dụng từ cao mà lại sử dụng từ sâu khi tả bầu trời
Từng vạt nắng từ trên cao rọi xuống tạo nên những khoảng sâu thăm thẳm trên bầu trời. Có lối “lạ hoá” ngôn từ : sâu chót vót. Chót vót vốn là một từ được dùng để diễn tả chiều cao, ở đây được dùng để biểu đạt chiều sâu. Trước Huy Cận chưa thấy dùng như thế. Điều này có vẻ vô lí. Nhưng cái lí của việc sáng tạo này là ở chỗ : tác giả không muốn dừng tầm nhìn ở vòm trời (nếu là cao chót vót thì quá bình thường), đỉnh trời mà xuyên sâu vào đáy đáy vũ trụ,.Cái tôi ấy càng thấy bơ vơ hơn trước cái vô biên đến rợn ngợp như thế.Không gian được mở ra hai chiều, chiều cao và bề rộng tạo nên một không gian vũ trụ rộng lớn và cũng là những nỗi buồn vô tận. Vì vậy, chiều cao đã chuyển hoá thành chiều sâu một cách thật tự nhiên.