- Nguyên nhân phong trào đấu tranh dân tộc, dân chủ của giai cấp tư sản và tiểu tư sản Việt Nam:
+ Thực dân Pháp áp bức
+ Tư sản nước ngoài cạnh tranh, chèn ép, phân biệt đối xử
- Giai đoạn 1918 – 1925, giai cấp tư sản và tiểu tư sản Việt Nam phát động một số cuộc đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế:
+ Năm 1919, tư sản Việt Nam tổ chức cuộc tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt Nam mua hàng của người Việt Nam.
+ Năm 1923, một nhóm tư sản ở Nam Kì thành lập Đảng Lập hiến và tổ chức phong trào đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn.
+ Năm 1923, tại Quảng Châu (Trung Quốc) thành lập tổ chức Tâm tâm xã.
+ Năm 1924, tại Quảng Châu, Phạm Hồng Thái thực hiện vụ ám sát Toàn quyền Đông Dương Méc-lanh.
- Trong giai đoạn 1925-1930, do tác động mạnh mẽ của các trào lưu tư tưởng mới, nhất là tư tưởng Mác–Lê-nin, phong trào dân tộc dân chủ có bước phát triển mới, đặc biệt là sự ra đời và hoạt động của các tổ chức yêu nước:
+ Năm 1925, tại Trung Ki, một nhóm trí thức tiểu tư sản thành lập Hội Phục Việt. Năm 1928, sau nhiều lần đổi tên, Hội lấy tên là Tân Việt Cách mạng đảng. Tổ chức này đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh và dần ngả theo con đường cách mạng vô sản, tích cực chuẩn bị thành lập chính đảng vô sản.
+ Năm 1927, tại Hà Nội, một nhóm thanh niên trí thức gồm Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính,... thành lập tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng. Tổ chức này chịu ảnh hưởng của khuynh hưởng cách mạng dân chủ tư sản, thiên về hoạt động ám sát, bạo lực vũ trang để chống Pháp.
+ Đầu năm 1929, một số đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng tiến hành ám sát Ba-danh (trùm mộ phu ở Bắc Ki). Thực dân Pháp tiến hành đàn áp, nhiều thành viên bị bắt, cơ sở đảng bị phá vỡ.
+ Đêm 9-2-1930, ban lãnh đạo Việt Nam Quốc dân đáng phát động khởi nghĩa vũ trang ở Yên Bái, Phú Thọ, sau đó là Hải Dương, Thái Bình.... Thực dân Pháp đàn áp, cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thất bại.