Bài 5: Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1930

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

- Mô tả những nét chính về phong trào công nhân Việt Nam những năm 1918 - 1930.

- Giải thích tại sao cuộc bãi công của công nhân Ba Son được coi là mở đầu cho giai đoạn đấu tranh tự giác của công nhân Việt Nam?

datcoder
18 tháng 4 lúc 2:30

- Từ năm 1918 đến năm 1930, phong trào công nhân phát triển qua hai giai đoạn:

+ Từ năm 1918 đến năm 1925: phong trào công nhân diễn ra lẻ tẻ, chưa có tổ chức và lãnh đạo thống nhất. Hình thức đấu tranh chủ yếu là phá hợp đồng, bỏ trốn, lãn công nhằm đòi các quyền lợi kinh tế, như tăng lương, giảm giờ làm.... Tiêu biểu là các cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy dệt Nam Định, mỏ than Cẩm Phả (Quảng Ninh), nhà máy rượu Hà Nội.....

+ Từ năm 1925 đến năm 1930: phong trào công nhân nổ ra ở nhiều nơi trên cá nước, có tổ chức và lãnh đạo thống nhất của Công hội và các tổ chức cộng sản. Hình thức đấu tranh chủ yếu là bãi công, ngoài đòi các quyền lợi kinh tế còn có mục đích chính trị rõ ràng, như chống lại ách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và phong kiến, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. Tiêu biểu là các cuộc bãi công của công nhân xưởng đóng tàu Ba Son (Sài Gòn), đồn điền cao su Phú Riềng (Bình Phước), xưởng ô tô A-vi-a (Hà Nội).....

- Cuộc bãi công của công nhân Ba Son được coi là mở đầu cho giai đoạn đấu tranh tự giác của công nhân Việt Nam vì: 

+ Đây là cuộc đấu tranh đầu tiên có tổ chức và lãnh đạo, gắn liền với sự tổ chức và lãnh đạo của Công hội do Tôn Đức Thắng thành lập.

+ Cuộc đấu tranh không chỉ nhằm mục tiêu kinh tế mà còn nhằm mục đích chính trị thể hiện tình đoàn kết vô sản quốc tế của công nhân Việt Nam.

⟹ Cuộc bãi công Ba Son vạch một mốc lớn trong phong trào công nhân Việt Nam - giai cấp công nhân Việt Nam bắt đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng (chuyển từ tự phát sang tự giác).