Chương II. Vận động

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Văn An

M.n Jup mik nha!!!

Xương tay và xương chân có đặc điểm j giống vá khác nhau ?

Vì sao có những đặc điểm khác nhau đó?

Mik cảm ơn nhìu!!!hihi

Bình Trần Thị
5 tháng 3 2017 lúc 19:16

Những điểm giống và khác nhau giữa xương tay và xương chân

Điểm giống nhau:

Xương gồm 2 thành phần chính là cốt giao (chất hữu CƯ) và muối khoáng kết hợp với nhau, giúp cho xương vừa có tính dàn hổi và vừa có tính cứng rắn. Mỗi xương dều gồm các thành phần cấu tạo và tính chất sau:

- Màng xương: bao bọc bên ngoài xương và gồm 2 lớp:

+ Lớp ngoài: bên chắc để cơ và dây chàng bám vào.

+ Lớp trong: lớp tế bào sinh xương, giúp xương lớn lên về chiều ngang khi xương còn non và hàn gắn lại khi xương bị gãy.

- Mô xương: nằm bên trong màng xương và có 2 loại:

+ Mô xương cứng: Mô xương cứng có ở phần thân của xương dài, có ờ phần giữa lớp màng xương và mô xương xốp của xương ngắn và xương dẹt. không có các ô trống chứa tuỷ dỏ bên trong nên rất cứng.

+ Mô xương xốp: Mô xương xốp có từ 2 dầu cùa xương dài và ở phần trong cùng của xương ngắn và xương dẹt, có các nan xương xếp theo chiều chịu lực và tạo ra nhiều ô trống chứa tuỷ đỏ.

- Sụn: Thường bọc các diện khớp của xương. Có khi là lớp sụn tăng trưởng nằm xen giữa mô xương, giúp .xương lớn lên về chiều dài khi xương còn non. Ở các xương dài của người chưa trưởng thành, lớp sụn tăng trưởng nằm ở ranh giới giữa đầu xương và thân xương.

Điểm khác nhau:

+ Về kích thước.

+ Về cấu tạo khác nhau của đai vai và dài hỏng.

+ Về sự sắp xếp và đặc diêm hình thái của xương cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân.

Cụ thể:

+ Xương chi trên: gắn với cột sống nhờ xương đai vai. Đai vai gồm 2 xương đòn và 2 xương bả. Xương cổ tay, bàn tay và xương cổ chân có xương gót phát triển về phía sau làm cho diện tích bàn chân đế lớn, đảm bảo sự cân bằng vững chắc cho tư thế đứng.

+ Xương chi dưới gắn với cột sống nhờ xương đai hông. Do tư thế dứng thảng và lao đông mà đai vai và đai hông phàn hoá khác nhau. Đai hông gồm 3 xương đôi là xương chậu, xương háng và xương ngôi gắn với xương cùng cụt và gắn với nhau tạo nên khung chậu vững chắc. Xương bàn chân hình vòm làm cho bàn chân có diện tích tiếp xúc với mặt đất nhỏ hơn diện tích bàn chân đế, giúp cho việc di lại dễ dàng hơn.

Bình Trần Thị
5 tháng 3 2017 lúc 19:16

Sự khác nhau đó là kết quả của sự phân hoá tay và chân trong quá trình tiến hóa, thích nghi với tư thế đứng thẳng lao động.

Ngô Đức Thắng
8 tháng 4 2017 lúc 13:20

Giống:
-Đều là xương ống.
-Xương đai vai (đai hông)
-Xương cánh tay (cẳng chân)
-Xương cổ tay (cổ chân)
-Xương bàn tay (bàn chân)
-Xương ngón tay (ngón chân)


Khác:

Tay: +Xương tay nhỏ
+Các khớp xương tay linh hoạt, đặc biệt cổ tay và bàn tay rất linh hoạt.
--> Thích nghi với quá trình lao động.

Chân: + Xương chân dài, to khỏe.
+Các khớp ít linh hoạt hơn
--> Thích nghi với dáng đi thẳng ở người.

Vì sao có sự Khác nhau là do sự lao động chân tay

hehe

Võ Trần Tuấn Đạt
13 tháng 9 2018 lúc 19:26
Xương tay Xương chân
Giống nhau

- Đều có cấu tạo các phần xương tương ứng với nhau.

- Xương gồm 2 thành phần chính là cốt giao và muối khoáng kết hợp với nhau, giúp cho xương vừa có tính dàn hổi và vừa có tính cứng rắn.

- Đều có chức năng đứng thẳng và lao động.

Khác nhau

+ Xương tay nhỏ.

+ Các khớp xương tay linh hoạt, đặc biệt cổ tay và bàn tay rất linh hoạt.

⇒ Thích nghi với quá trình lao động.

+ Xương chân dài, to khỏe.

+ Các khớp ít linh hoạt hơn.

⇒ Thích nghi với dáng đi thẳng ở người.


Các câu hỏi tương tự
Sann Sann
Xem chi tiết
Thư Huỳnh
Xem chi tiết
Thái Nguyễn Thiên Vân
Xem chi tiết
Hằng Nguyễn Minh
Xem chi tiết
Hưng Jokab
Xem chi tiết
công lý nguyên
Xem chi tiết
Bích Thủy
Xem chi tiết
Nguyễn Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Khánh Hy
Xem chi tiết