Chương III - Dòng điện xoay chiều

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Học
Mạch nối tiếp L, R, C trong đó cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L=1,99H, tụ C= 6,63.10-5F. Điện áp xoay chiều đặt vào hai đầu mạch có tần số góc \(\omega\) thay đổi được. Khi \(\omega=\omega_1=266,6\) rad/s và \(\omega=\omega_2=355,4\) rad/s thì điện áp hai đầu cuộn dây có cùng giá trị. Tìm điện trở R.

A. \(150\Omega\)

B. \(150\sqrt{2}\Omega\)

C. \(100\sqrt{2}\Omega\) 

D. \(50\sqrt{2}\Omega\)

(Câu hỏi của bạn Trường Giang )   

Hà Đức Thọ
29 tháng 1 2015 lúc 16:50

Để làm câu hỏi này, ta áp dụng 2 kết quả sau: Với  mạch RLC có \(\omega\)thay đổi:

+ Khi \(U_{Lmax}\) thì \(\omega_0=\frac{1}{C\sqrt{\frac{L}{C}-\frac{R^2}{2}}}\)(1)

+ Khi \(\omega=\omega_1\) hoặc \(\omega=\omega_2\) thì điện áp 2 đầu cuộn dây có cùng giá trị  và khi \(\omega=\omega_0\) thì \(U_{Lmax}\), khi đó: \(\frac{1}{\omega_0^2}=\frac{1}{\omega_1^2}+\frac{1}{\omega_2^2}\)(2)

Theo giả thiết, ta có \(\frac{1}{\omega_0^2}=\frac{1}{266,6^2}+\frac{1}{355,4^2}\)\(\Rightarrow\omega_0=213,3\) rad/s.

Thay vào (1) ta có: \(213,3=\frac{1}{6,63.10^{-5}\sqrt{\frac{1,99}{6,63.10^{-5}}-\frac{R^2}{2}}}\)\(\Rightarrow R=150\sqrt{2}\Omega\)

Đáp án B.

 

 

Hà Đức Thọ
29 tháng 1 2015 lúc 23:57

Có lỗi một chút, ở công thức (2) các bạn sửa lại thế này mới đúng: \(\frac{2}{\omega_0^2}=\frac{1}{\omega_1^2}+\frac{1}{\omega_2^2}\)

Rồi tính tương tự ta được \(R=150\sqrt{2}\)


Các câu hỏi tương tự
trần thị phương thảo
Xem chi tiết
Thanh Vũ
Xem chi tiết
manucian
Xem chi tiết
Phương Anh
Xem chi tiết
trần thị phương thảo
Xem chi tiết
manucian
Xem chi tiết
Bảo Nguyễn
Xem chi tiết
GX
Xem chi tiết
manucian
Xem chi tiết