Trong khi chuẩn bị cho bài học Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, Hà nói với Hằng:
- Chúng mình cố gắng thực hiện tốt các giờ thực hành, thí nghiệm của các môn học là vận dụng lí thuyết vào thực tiễn đấy.
Hằng liền bĩu môi:
- Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn phải là những vấn đề lớn có giá trị cao cơ. Việc thực hành, thí nghiệm của bọn mình chỉ có tác dụng bổ sung cho giờ học lí thuyết thôi, đâu phải là vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
Em đồng ý với ý kiến nào? Không đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
Câu 2: Hoạt động nào không phải là hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn?
A. Sản xuất vật chất. B. Chính trị xã hội.
C. Văn hóa nghệ thuật. D. Thực nghiệm khoa học.
Câu 47: Các nhà khoa học tìm ra vắc xin phòng bệnh Covid – 19 và đưa vào sản xuất, tiêm phòng cho người dân. Điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn?
A. Cơ sở của nhận thức.
B. Mục đích của nhận thức.
C. Động lực của nhận thức.
D. Tiêu chuẩn của chân lí.
Câu 50: Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được vận dụng vào thực tiễn. Mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo hiện thực khách quan, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
C. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.
D. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
Câu 10. Để hoạt động học tập và lao động đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải luôn
A. gắn lí thuyết với thực hành. B. đọc nhiều sách.
C. đi thực tế nhiều. D. phát huy kinh nghiệm bản thân.
Câu 11. Nội dung nào dưới đây không thuộc hoạt động thực tiễn?
A. Hoạt động sản xuất của cải vật chất. B. Hoạt động chính trị xã hội.
C. Hoạt động thực nghiệm khoa học. D. Trái Đất quay quanh mặt trời.
Tìm hiểu các vấn đề hiện nay trong thực tiễn đòi hỏi con người cần phải tìm cách giải quyết? Qua đó em thấy được vai trò gì của thực tiễn đối với nhận thức trong các trường hợp nói trên. Giúp em với ạ em cảm ơn
Ai giúp giải thích câu nói “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” chi tiết được không ạ?
Câu 42: Chỉ có đem những tri thức thu được kiểm nghiệm qua thực tiễn mới đánh giá đươc tính đúng đắn hay sai lầm của chúng. Thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
C. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.
D. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
Câu 3: Trong các hoạt động thực tiễn, hoạt động nào là cơ bản nhất, quyết định các hoạt động
khác?
A. Hoạt động văn hóa – nghệ thuật. B. Hoạt động chính trị - xã hội
C. Hoạt động thực nghiệm khoa học D. Hoạt động sản xuất vật chất.