Bài 22. Một số nền văn minh nổi tiếng thế giới

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Lựa chọn và thực hiện một trong hai nhiệm vụ dưới đây:

1. Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu một thành tựu tiêu biểu của văn minh Ai Cập hoặc văn minh Hy Lạp.

2. Sưu tầm và kể lại một câu chuyện về văn minh Ai Cập (pha-ra-ông, kim tự tháp,...) hoặc văn minh Hy Lạp (lễ hội, các vị thần,...).

datcoder
18 tháng 6 lúc 1:30

1. 

Trong số những thành tựu văn minh tiêu biểu của thế giới cổ đại, kim tự tháp chính là công trình kỳ bí bậc nhất. Hàng nghìn năm đã trôi qua, mặc dù trình độ văn minh của nhân loại đã có những phát triển vượt bậc, song khi nghiên cứu về các kim tự tháp có thể thấy những gì người Ai Cập cổ đại để lại vẫn còn là bí ẩn mà khoa học không dễ giải thích.
Kim tự tháp là cách gọi chung của các kiến trúc hình chóp có đáy là hình vuông với bốn mặt bên là tam giác đều. Ở Ai Cập đến nay người ta tìm ra 138 kim tự tháp. Tất cả đều được xây ở tả ngạn sông Nile, dòng sông dài nhất thế giới với hơn 6 nghìn km. Theo các nghiên cứu thì hệ thống kim tự tháp cũng chính là lăng mộ của những vị Pharaon (tước hiệu chỉ các vị vua của Ai Cập cổ đại). Ở đó không chỉ chứa xác ướp của các bậc quyền uy tối cao nhất thời bấy giờ mà còn có cả vàng bạc, thức ăn, đồ nội thất, thậm chí cả xác ướp của những người thân, quan chức và linh mục theo hầu. Nhiều nhà khảo cổ cũng đã khẳng định rằng, kim tự tháp là nơi các Pharaon… tiếp tục cuộc sống sau cái chết (theo quan niệm thời bấy giờ).

Nghiên cứu cho thấy, các kim tháp tại Ai Cập được xây dựng từ các khối đá thiên nhiên nguyên khối, hoàn toàn không sử dụng các vật liệu liên kết như cách chúng ta dùng xi măng trong công nghệ xây dựng hiện đại. Các khối đá khổng lồ có khi nặng hàng chục tấn được đẽo gọt và ghép lại với nhau vô cùng vững chắc, hoàn hảo, trường tồn với thời gian và được liên kết với nhau hoàn toàn dựa trên trọng lượng của chúng. Loại đá này không phải được lấy ngay ở gần kim tự tháp mà một số trường hợp, phải được vận chuyển từ những địa điểm cách xa nơi xây dựng hàng trăm thậm chí hàng ngàn km. Và cách mà những người Ai Cập cổ đại vận chuyển những tảng đá nặng hàng tấn này vào những vị trí chính xác để hoàn thành kim tự tháp hiện còn là điều bí ẩn.

Về tỷ lệ kích thước của kim tự tháp, các nhà khoa học cho biết các kim tự tháp luôn có một tỷ lệ kích thước rất chuẩn dựa trên việc tính toán được số Pi, là tỷ lệ chuẩn và hiệu quả nhất để xây dựng những kiến trúc như thế này. Kim tự tháp cũng được làm chi li đến mức dù được ghép từ các khối đá lớn, riêng biệt nhưng chúng ta thậm chí không thể luồn một lưỡi dao sắc mảnh vào giữa hai phiến đá.  

Ngày nay chúng ta có thể thấy các kim tự tháp có bề ngoài thô ráp, nhưng theo các nhà khoa học, sau khi xây dựng xong, người Ai Cập cổ đại đã bao phủ những tảng đá to bằng một lớp vật liệu làm từ đá vôi trắng có độ bóng cao để giúp kim tự tháp tỏa sáng khi ánh nắng mặt trời phản chiếu vào. Khi những kim tự tháp còn nguyên vẹn, đứng ở những ngọn núi của Israel, thậm chí là Mặt trăng cũng có thể nhìn thấy chúng phát sáng. Đó là lý do những người Ai Cập cổ mô tả kim tự tháp như là “Ikhet” hay “Ánh sáng rực rỡ”.

2. Một thuật sĩ thời cổ Ai Cập có ma thuật biến mèo thành chuột, biến cá thành chim và có thể đọc được các văn bản bí hiểm nhất chép trên các thứ giấy cói về cách luyện bùa phép. Nhờ thế hắn ta chế ra thứ nước uống mà ai nấy uống vào đều bị mê hoặc và bị sai khiến. Hắn được Pharaông (chữ gọi các vua Ai Cập) trọng dụng. Ngày kia, Pharaông đưa hắn xem lọn tóc của một cô gái vướng trên một nhánh thông bá hương còn tỏa mùi thơm ngát và hỏi đây là tóc của ai. Bằng các phép thuật hắn biết đây là tóc của một cô gái đẹp nhất trần gian tên là Taichek. Nghe vậy, Pharaông hạ lệnh cho nhà thuật sĩ vĩ đại nhất của mình phải bằng mọi cách tìm cho ra cô gái ấy đem về làm vợ vua. Tiếc rằng, Taichek đã có chồng là Bata. Dầu vậy, để giữ hư danh và lợi dưỡng của mình, nhà thuật sĩ tà đạo vẫn dùng phép thuật tìm đến trước nhà Taichek lúc hai vợ chồng đang ngủ. Hắn đọc thần chú tự biến mình thành một con quạ đen bay qua cửa sổ vào phòng và cướp lấy nàng Taichek đem về cung điện cho Pharaông. Phần người chồng (Bata), gã thuật sĩ độc ác đã đốn ngã cây thông bá hương trên đó có giấu trái tim Bata. Nhưng trái tim không vỡ nát, do quyền năng cũng như sức mạnh của tình yêu mà nó được bảo vệ và vẫn sống động, biến hóa để được gần gũi Taichek mãi mãi. Nên cuối cùng, Pharaông vẫn không chinh phục được Taichek - con gái của thần Rê (thần mặt trời) - và gã thuật sĩ bất lực trước sự tái sinh của Bata. Câu chuyện cho hoàng tử Césarion hiểu rằng, nắm phép thuật hoặc thần thông chưa hẳn là điều hay ho, là mục đích cuối cùng của sự tu luyện, mà sự sống xuất phát từ chân tâm mới là điều cần nhất, rốt ráo nhất để đem lại hạnh phúc.