[1] Thực ra, hoàn cảnh là một bức tranh không màu, nó đen tối hay tươi sáng là do chính bạn lựa chọn màu vẽ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn![2] Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn. Con người có thể cho bạn sự trọng vọng hay khinh rẻ, bạn có thể lựa chọn đón nhận hay phớt lờ. Số phận ban cho cỏ dại sự chà đạp, xa lánh của con người, tuy nhiê...
Đọc tiếp
[1] Thực ra, hoàn cảnh là một bức tranh không màu, nó đen tối hay tươi sáng là do chính bạn lựa chọn màu vẽ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn!
[2] Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn. Con người có thể cho bạn sự trọng vọng hay khinh rẻ, bạn có thể lựa chọn đón nhận hay phớt lờ. Số phận ban cho cỏ dại sự chà đạp, xa lánh của con người, tuy nhiên, số phận cũng để cho cỏ dại lựa chọn nở hoa hay héo úa. Và bạn đã biết, cỏ dại lựa chọn điều gì. Rõ ràng, bạn luôn có quyền lựa chọn thái độ sống cho mình, chỉ là đôi khi, bạn lười biếng lựa chọn và để cho số phận kéo đi.
(Đến cỏ dại còn đàng hoàng mà sống…, Phạm Sỹ Thanh, NXB Thế giới, 2019, Tr.46-47)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
A. Tự sự | C. Nghị luận |
B. Miêu tả | D. Biểu cảm |
Câu 2. Xác đinh yếu tố nổi bật nhất về kiểu văn bản đã xác định ở câu 1?
A. Có hình ảnh sinh động | C. Có từ ngữ giàu cảm xúc |
B. Có lí lẽ thuyết phục | D. Có nhân vật cụ thể. |
Câu 3. Từ “kéo” trong câu “Rõ ràng, bạn luôn có quyền lựa chọn thái độ sống cho mình, chỉ là đôi khi, bạn lười biếng lựa chọn và để cho số phận kéo đi” đồng âm với từ “kéo” nào trong các trường hợp sau?
A. Học sinh đang chơi kéo co ngoài sân. B. Cái kéo mẹ em mới mua sắc quá.
C. Ngoài đồng chú trâu đang kéo cày. D. Mọi người kéo nhau đi xem phim.
Câu 4. Từ “miệng” là loại từ gì trong hai ví dụ sau:
- Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn.
- Miệng chai này bé xíu.
A. Từ đồng âm | C. Từ đồng nghĩa |
B. Từ trái nghĩa | D. Từ đa nghĩa |
Câu 5. Từ “trọng vọng” trong đoạn trích có nghĩa là gì?
A. Tôn trọng | C. Qúy mến |
B. Khinh rẻ | D. Yêu thương. |
Câu 6. Xác định chủ đề của đoạn trích
A. Quyền được vui chơi giải trí của con người. | |
B. Quyền được yêu thương, chăm sóc của con người. C. Quyền được lựa chọn thái độ sống của mỗi người. D. Quyền được bảo vệ thân thể, nhân phẩm của con người. | |
Câu 7. Nội dung của đoạn “Thực ra, hoàn cảnh là một bức tranh không màu, nó đen tối hay tươi sáng là do chính bạn lựa chọn màu vẽ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn!” là:
A. Cuộc sống của mỗi người luôn phụ thuộc vào người khác. |
B. Mỗi người có quyền lựa chọn cuộc sống có ý nghĩa cho mình. C. Cuộc sống của mỗi người cần có sự giúp đỡ vô điều kiện. D. Cuộc sống của mỗi người là do số phận quyết định tất cả. |
Câu 8. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: “Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn.”
A. Ẩn dụ | C. Nhân hóa |
B. Hoán dụ | D. So sánh. |
Câu 9. Em có đồng ý với ý kiến “Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn!” không? Vì sao?
Câu 10. Em rút ra bài học gì cho bản thân từ phần trích trên?
cảm ơn các bạn đã giúp mình !