* Sự khác nhau về tính chất vật lí:
- Trong khi các kim loại dẫn điện tốt thì phi kim thường không dẫn điện.
Ví dụ: Các phi kim thường không dẫn điện, silicon tinh khiết là chất bán dẫn, than chì có tính dẫn điện nhưng yếu hơn kim loại.
- Phần lớn các phi kim có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp hơn kim loại.
Ví dụ:
Đơn chất phi kim | Nhiệt độ nóng chảy (oC) | Nhiệt độ sôi (oC) | Đơn chất kim loại | Nhiệt độ nóng chảy (oC) | Nhiệt độ sôi (oC) |
Oxygen | -218,4 | -183,0 | Nhôm | 660,3 | 2 518,0 |
Chlorine | -101,5 | -34,7 | Sắt | 1 535,0 | 2 861,0 |
Lưu huỳnh | 106,8 | 444,7 | Đồng | 1 084,6 | 2 561,5 |
- Phần lớn các phi kim có khối lượng riêng nhỏ hơn kim loại.
Ví dụ:
- Khối lượng riêng của lưu huỳnh là 2,07 gam/cm3; khối lượng riêng của phosphorus là 1,82 gam/cm3.
- Khối lượng riêng của kim loại sắt là 7,87 gam/cm3; khối lượng riêng của kim loại vàng là 19,29 gam/cm3.
* Sự khác nhau về tính chất hoá học:
- Trong phản ứng hoá học, các kim loại dễ nhường electron để tạo ra ion dương, còn các phi kim dễ nhận electron để tạo ion âm.
Ví dụ: Trong phản ứng giữa Na và Cl2 tạo NaCl:
Na → Na+ + 1e;
Cl + 1e → Cl−
- Kim loại tác dụng với oxygen thường tạo thành oxide base, trong khi đó phi kim tác dụng với oxygen thường tạo thành oxide acid.
Ví dụ:
S + O2 \(\underrightarrow{t^o}\) SO2 (oxide acid)
2Cu + O2 \(\underrightarrow{t^o}\) 2CuO (oxide base)