Tập làm văn lớp 7

Lê Thị Kim Chi

Lập dàn ý cho đề bài sau:

Ít lâu nay, một số bạn trong lớp lơ là học tập. Em hãy viết 1 bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.

Gấp lắm luôn!

Bích Ngọc Huỳnh
26 tháng 2 2018 lúc 17:18

Mở bài
-Nêu tầm quan trọng của việc học tập trong cuộc sống, đây là một công việc cần phải thực hiện khi còn trẻ và cả những lúc sau này.
Thân bài
a)Lí lẻ:
*Lí lẻ 1:Tìm hiểu từ “học tập” vừa tiếp thu kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo vừa thực tập liên hệ với “học hỏi, học hành”.
*Lí lẻ 2:Kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của mỗi người chúng ta chỉ nhỏ như giọt nước.
*Lí lẻ 3: Mỗi giây phút trôi qua thì trên hành tinh của chúng ta lại có một phát mình ra đời vì thế chúng ta không bao giờ học hết được
b)Dẫn chứng
- Những người có tinh thần học hỏi đều thành công
*Dẫn chứng 1: dẫn chứng thời xưa có Trần Minh Khố Chuối ( Anh có tên như vậy là do Ngày xưa, có một người học trò tên là Trần Miên, học hành rất siêng năng cần mẫn. Nhưng nhà anh nghèo quá, áo quần anh rách nát. Vì quá ham học, anh phải lấy lá chuối đóng khố đi học. Trần Miên phải đi hầu hạ các bạn đồng học nhà giầu, để có cơm ăn mà theo đuổi chuyện bút nghiên. Ban đêm, không có dầu mỡ thắp đèn, Trần Miên phải nhờ vào ánh trăng, hoặc là đi bắt đom đóm để đọc sách.
Người học trò Trần Miên chẳng quản ngại khốn khổ khó nhọc. Ngày đêm anh cố sức học, dùi mài kinh sử để sẽ đi thi. Ðến khoa thi, nhìn thấy thiên hạ quần áo dài rộng, lượt là, còn anh học trò Trần Miên đóng lá chuối, tay ôm tráp như tôi tớ theo hầu các thư sinh. Thi xong, tới lúc xướng danh, bạn bè của Trần Miên đều rớt cạ Vị tân khoa lại là kẻ nghèo nàn, áo vá trăm mảnh, khố lá che thân.)
*Dẫn chứng 2: dẫn chứng thời nay thì có tấm gương của bác Hồ.
-Học tập giúp người ta vượt qua những khó khăn mà tưỡng chừng ta không thể nào vượt qua được
*Dẫn chứng 3: Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay.
*Dẫn chứng 4: Dẫn chứng thơ văn
“Học để làm người. biết điều hơn thiệt biết lời thị phi”
“Thương con cho bạc cho tiền
Không bằng cho bút cho nghiên học hành”
-Ngoài ra Khổng Tử còn có câu:
“Học nhi bất yếm”
Hay
“Một rương vàng không bằng một nang chữ”
Kết bài:
-Khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là học tập mà phải chịu khó học khi còn trẻ lớn lên mới làm được việc có ích .

Bình luận (0)
Kiêm Hùng
26 tháng 2 2018 lúc 17:57

a) Mở bài:

* Ta cần giới thiệu vấn đề cần nghị luận ( dẫn dắt, trích dẫn, đánh giá, khái quát vấn đề nghị luận)

VD: Như chúng ta đã biết học tập là để có tri thức, mà tri thức chính là chìa khóa vàng để mở ra cánh cửa tương lai. Cánh cửa tương lai sẽ rộng mở nếu như bạn cầm chắc chiếc chìa khóa vàng. Ngược lại nếu tuổi trẻ không chịu học hành thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.

b) Thân bài:

1. Cần giải thích vấn đề cần nghị luận

2. Đánh giá, nhận định vấn đề (đúng, sai, đồng tình hay phản bác bằng những dẫn chứng, lí lẽ để làm sáng tỏ vấn đề)

3. Định hướng hành động cho bản thân và mọi người

VD:

1 ⇒ Vậy trước hết chúng ta cần hiểu học tập là gì? Đây là quá trình để chúng ta nhận biết, học hỏi và tiếp thu những kiến thức dưới nhiều hình thức như nhà trường, thầy cô,...Học vấn là một quá trình tích lũy kiến thức lâu dài từ đơn giản đến phức tạp tùy theo trình độ và sự chăm chỉ của mỗi người. Còn nhỏ nếu lơ là việc học thì lớn lên bạn sẽ bị mất kiến thức và chả làm được điều gì có ích cho cuộc đời và tương lai đất nước.

2 ⇒ * Có thể lấy các dẫn chứng bằng các câu nói hoặc các nhân vật đã vượt qua khó khăn để đạt được thành công và nêu ý nghĩa của câu ấy như:

+ Câu nói của Lê Ninh vị lãnh tụ nước Nga : " Học, học nữa, học mãi"

+ Câu nói của nhà bác học nỗi tiếng Thomast Edison : " Thiên tài chỉ có 1% là cảm hứng còn 99% là mồ hôi và nước mắt"

+ Đội Quân Mông Cổ là đội quân hùng mạnh về xưa nhưng bây giờ không có kiến thức nên bị các nước có nền khoa học tiên tiến đánh bại,...

3 ⇒ Bởi vậy có thể nói việc rất quan trọng đối với mỗi người, việc học cần có sự siêng năng chăm chỉ và phải có tính khoa học sáng tạo còn nếu siêng năng chăm chỉ thì chỉ tốn công vô ít mà thôi.

c) Kết bài:

* Tổng kết, khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề nghị luận

VD: Thấy rõ tầm quan trọng của việc chúng ta đang là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường để tiếp thu kiến thức, vì thế ta phải biết quý trọng và nắm bắt trong tay sự may mắn ấy và hãy ra sức học tập để tiến tới tương lai, thực hiện ước mơ và làm những điều có ích cho xã hội nhé.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Dân Nguyễn Chí
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thúy
Xem chi tiết
hiền
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Trâm
Xem chi tiết
Lê Bảo Trân
Xem chi tiết
lê ngọc vy
Xem chi tiết
Thi Anh
Xem chi tiết
Lê Nhi
Xem chi tiết
Vy Nguyễn
Xem chi tiết