Hướng dẫn soạn bài Con Rồng cháu Tiên

Trần Hoàng Khánh Linh

lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một đêm trăng đẹp

Nguyễn Tú Anh
24 tháng 4 2016 lúc 17:44

1) mở bài

giới thiệu chung về đêm trăng ấy:

* đêm rằm trang tỏa sáng khắp bầu trời và mặt đất

* xóm em rộn ràng chuẩn bị đón tết trung thu

2) thân bài

tả cảnh đêm trăng:

* lúc xẩm tối:

+ màn đêm dần buông, bầu trời thăm thẳm, lấp lánh ánh sao

+ trăng lấp ló thấp thoáng sau lũy tre làng

+ gió thổi mát rượi

+ làng xóm rộn rã nhộn nhịp tiếng ns cười

* lúc trăng lên:

+ mặt trăng tròn vành vạnh như 1 chiếc đĩa lơ lững giữa ko trung

+ ánh trăng vằng vặc soi sáng xuống sân nhà, nhà cửa, ruộng đồng,..

+ trên đường làng trẻ em nối đuôi nhau chơi rước đèn, ca hát rộn ràng

+ cảnh phá cỗ vui vẻ giữa sân đình

3) kết bài

cảm nghĩ của em về đêm trăng ấy:

- cảnh làng quê trong đêm trăng đẹp như 1 bức tranh

- ấn tượng sâu sắc về đêm trăng hôm ấy

- càng thêm yêu mến quê hương

- ko bao h quên hôm ấy

mình lm đc vậy thôi... chúc bn học tốt nhé vui

 

Bình luận (18)
Công chúa ban mai
10 tháng 5 2016 lúc 22:07
Mở Bài: Vào dịp nào mà em đuợc ngắm trắng=>giới thiệu chung(có thể là một đêm trăng trung thu hay là một đêm trăng rằm nhưng mik` thấy bn nên chọn đêm trăng nào tròn và có ý nghĩa và có thể đưa ra hình ảnh đặc sắc và mang nhiều cảm xúc ...)
Thân bài: tả quang cảnh xung quang:
*Tả tiếng côn trùng 
*Tả người người đi lại
*Tả tiếng lao xao của tre hòa đồng với dàn ca của tiếng côn trùng(chỗ này bạn nên nhân hóa)
*Tả bầu trời chung
...(bạn suy nghĩ thêm nha)
-Tả chi tiết:
*hình ảnh trăng hiện lên
*Hình ảnh trăng cùng với các vì sao
*Sử dụng phép so sánh và nhân hóa để tả trăng(so sánh:trăng tròn, trong vắt như tâm hồn của con người/nhân hóa:ông trăng tròn trĩnh cười phúc hậu làm sao...)
*Lấy qua chủ đề chú cuội để tả trăng
*Cảnh vật thế nào khi càng về khuya
*Trăng và sao thế nào(sáng hơn, trong hơn, đẹp hơn...)
*Lũy làng thế nào?tiếng côn trùng thế nào?
....
Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đêm trăng,cảm giác ra sao và tình cảm của em giờ đây đối với quê hương như thế nào?

 

Học tốt ha TRẦN HOÀNG KHÁNH LINHhahaeoeo

Bình luận (2)
Nguyễn Hải Nam
16 tháng 1 2017 lúc 21:13

Bài làm

Lập dàn ý: Một đêm trăng đẹp:

Mở bài: Giới thiệu đêm trăng định tả ở đâu? Vào dịp nào?

Thân bài:

a) Tả bao quát: vẻ đẹp của cảnh vật dưới đêm trăng.

b) Tả chi tiết:

- Vẻ đẹp của trăng khi mới xuất hiện, khi trăng đã lên cao.

- Cảnh vật đêm trăng, mặt đất, con sông, mặt hồ, cây cối, con người, con vật, gió...

- Vẻ đẹp của trăng khi trời đã về khuya.

Kết bài: Cảm nghĩ của em về đêm trăng đẹp

Nếu bạn thấy hay thì nhấn nút theo dõi mik và ticks cho mik nhé thank chúc bạn hc tốt :)

Bình luận (3)
Bae Yeon Wi
16 tháng 1 2017 lúc 22:08

I) Mở bài: Như thườg lệ, giữa thág trăg ság vằg vặc, e lại ra vườn ngắm trăg.

II) Thân bài:

1. Trời vừa chập choạg tối:

-Màn đêm buôg xuốg phủ trùm lên cảh vật.

-Nhà nhà đx lên đèn.

-Trăg từ từ lên cao ở phía ngọn cau.

2.Trời đx vào đêm:

-Khôg gian trog vắt.

-Cảh vật lặg im như nghiêm trag chờ đón vầg trăg lên ngự trên đỉh đồi.

3.Trog đêm:

-Trăg cao ság vằg vặc như gươg.

-Trog vườn lá cây xah rì thấm đẫm áh trăg.

-Nước ao lóg láh, tiếg tôm búg càg tiếg cá đớp trăg.

-Tiếg côn trùg rỉ rả đây đó như vui hát dưới trăg.

4.Vào khuya:

-Tiếg gió khẽ khàg lay độg càh cây ngọn lá.

-Ánh trăg lug lih làm lóg láh giọt sươg đêm.

-Mọi vật như sốg độg hơn, huyền ảo hơn.

-Trăg vx tràn đầy áh ság.

III) Kết bài:

-Đêm trăg ság đẹp càg lm e yêu mến quê hươg mk hơn.

Bình luận (5)
Đặng Minh Quý
18 tháng 1 2017 lúc 20:04
1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đêm trăng:
(Thời gian, địa điểm, hoàn cảnh tiếp xúc)
2. Thân bài:
a. Trước khi trời tối:
+ Nhà nhà chuẩn bị lên đèn điện.
+ Cảnh vật trang nghiêm chờ trăng lên.
b. Trời tối:
+ Trăng hiện ra, vầng trăng tròn…
+ Bầu trời, vì sao,…
+ Cây cối dưới trăng…
+ Nhà cửa…
+ Đường làng, ngõ phố sáng trưng,…
+ Trẻ con tụ tập chơi trốn tìm…
c. Trời về khuya:
+ Không gian trong vắt, tiếng con trùng rả rích.
+ Càng lúc trăng càng nhỏ dần nhưng sáng dần .
3. Kết bài: Cảm nghĩ về đêm trăng.
Bình luận (2)
Nguyễn Tú Anh
26 tháng 4 2016 lúc 8:58

ko có j bn... chúc bn học tốt ^^

Bình luận (3)
Trần Hoàng Khánh Linh
24 tháng 4 2016 lúc 15:51

help

Bình luận (4)
Trần Hoàng Khánh Linh
25 tháng 4 2016 lúc 21:55

thanks nhahihi

Bình luận (1)
Nguyễn Ngọc Huyền
9 tháng 7 2016 lúc 11:30

Kho qua

Bình luận (2)
nguyễn trần phương mai
15 tháng 4 2017 lúc 7:58

1) Mở bài :

- Giới thiệu chung về đêm trăng đẹp .

- Nêu ấn tượng ban đầu về đêm trăng đó .

2) Thân bài : Tả chi tiết theo trình tự thời gian :

- Khi trăng chưa lên :

+ Bầu trời : sẫm tối

+ Mặt trời : đi ngủ , nhường chỗ cho chị trăng ...

- Khi trăng lên :

+ Bầu trời : đang tối , bỗng sáng bừng cả một vùng lên bởi ánh trăng . ( nên sử dụng so sánh )

+ Những vì sao : Sáng lấp lánh như những viên kim cương cũng bị trăng bỏ xa bởi thứ ánh sáng dịu dàng toát ra từ chị ( nhân hoá chị trăng)

+ Không khí : đêm khuya tĩnh lặng .

+ Cảnh vật : yêu tĩnh

+ Côn trùng : kêu rả rích

+ Cây cối : uống trọn ánh trăng mát mẻ mà tinh khiết ấy

+ Cuối cùng tập trung tả ánh trăng : dịu dáng như đưa ta vào giấc ngủ mơ màng , huyền ảo .

+ Buông toả dòng sáng tinh khiết như dòng sữa trời

- Khi ta chìm vào giấc ngủ say :

+ Trăng vẫn tiếp tục kiêu hãnh , phô toả ánh sánh của mình .

3 ) Kết bài :

- Cảm nghĩ của em về đêm trăng đẹp đó .

- Ước mong sẽ được tiếp tục ngắm những đem trăng đẹp như thế này .

Bình luận (0)
Roronoa Zoro
27 tháng 4 2017 lúc 20:17

I. VỀ THỂ LOẠI

1. Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên nó thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. 2. Truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Có nhiều câu chuyện thần thoại được "lịch sử hoá" để trở thành truyền thuyết (ví dụ như truyền thuyết thời các vua Hùng), điều đó chứng tỏ sự phát triển tiếp nối của truyền thuyết sau thần thoại trong lịch sử văn học dân gian(1). 3. Các truyền thuyết về thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam (cách ngày nay khoảng bốn nghìn năm và kéo dài chừng hai nghìn năm) như: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng... đều gắn với việc nhận thức về nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước dưới thời các vua Hùng. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần. 2. Về việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao; Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau. 3. Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng. Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt. 4. Truyện Con Rồng cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi "con Rồng cháu Tiên", vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

(1) Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch trong tiểu luận Truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến cho rằng: "Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng, nằm trong loại hình tự sự dân gian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân; biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần kì như cổ tích và thần thoại; nó khác cổ tích ở chỗ không nhằm phản ánh xung đột gia đình, sinh hoạt xã hội và số phận cá nhân mà thường phản ánh những vấn đề thuộc phạm vi quốc gia, dân tộc rộng lớn; nó khác thần thoại ở chỗ nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ sở sự thật lịch sử cụ thể chứ không phải hoàn toàn trong trí tưởng tượngbằng trí tưởng tượng" (Nhiều tác giả. Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, H., 1971). III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1*. Ở Việt Nam, còn có một số dân tộc khác cũng có một số truyện giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng cháu Tiên, đó là truyện Quả trứng thiêng (trứng Điếng do đôi chim Ây cái Uá sinh ra trong sử thi thần thoại Đẻ đất đẻ nước của người Mường, là chiếc trứng thiêng do chim Ông Tôn sinh ra trong sử thi Ẳm ệt luông của người Thái), là hàng trăm dị bản về truyện Quả bầu mẹ từ vùng Tây Bắc xuống đến vùng Trung bộ. Sự giống nhau này chứng tỏ, tuy có sự khác nhau về trình độ kinh tế nhưng quá trình nhận thức về cộng đồng huyết thống và sự phát triển tư duy của các dân tộc là một quá trình tự nhiên và tất yếu. Trong tâm thức cộng đồng, con người ra đời gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, là sản phẩm của thiên nhiên. 2. Tóm tắt: Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương. 3. Lời kể: Muốn kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên, cần bám sát các chi tiết cơ bản để xác định giọng kể. - Từ "Ngày xưa" đến "hiện lên" kể bằng giọng trầm. - Từ "Bấy giờ" đến "điện Long Trang" kể bằng giọng hồi tưởng, đến "như thần" thì ngừng lâu hơn khi kết thúc đoạn trước và khi kể "Thế rồi..." chuyển sang giọng cao hơn. - Chú ý thể hiện tính chất của lời thoại (giọng "than thở" của Âu Cơ, giọng "phân trần" của Lạc Long Quân). Đoạn cuối kể chậm và nhấn giọng, thể hiện niềm tự hào.
Bình luận (1)
Roronoa Zoro
27 tháng 4 2017 lúc 20:21

Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? ở đâu? Em đến vào dịp nào? (Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông). Thân bài:a) Tả bao quát: Màu sắc. mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...).b) Tả chi tiết:- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị...( Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy...).- Sinh hoạt của con người trong cánh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm... Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới). Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm. gắn bó, mong có dịp trở lại...); (Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn một mùa bội thu).

Bình luận (0)
my yến
29 tháng 1 2018 lúc 20:03

I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần miêu tả: đêm trăng
Mỗi dịp hè đến là em lại được ba mẹ cho về quê thăm ông bà. Cảnh dưới quê thật yên bình và hiền hòa. Những cánh diều lã lơi cùng mây gió như thướt tha đến lạ. em thích mọi cảnh vật dưới quê, nó làm em cảm thấy thư thái và yên bình. Nhưng em thích nhất là cảnh đêm trăng của vùng nông thôn yên bình này. Mỗi lần về quê em lại năm trên đùi bà, vừa nghe bà kể chuyện em vừa ngắm trăng.

II. Thân bài
1. Tả cảnh bao quát đêm trăng

- Bầu trời tối dần hiện ta, cảnh vật từ từ hiện ra dưới ánh trăng vừa lên sau bóng cau nhà bà. Bóng cau nghiêng làm tối một vùng cho ta cảm giác mọi vật đều to lớn hơn.
- Gió của tối quê thổi vào mát rượu, một cảm giác tận hưởng neh nhàng
- Không khí ở quê thật náo nhiệt: trẻ con tụ tập chơi trốn tìm, người lớn tụ họp nói chuyện rôm rả,…dưới ánh trăng huyền ảo và đẹp đến mê lòng người.
2. Tả chi tiết cảnh đêm trăng
- Trời càng về khuya thì trăng càng lên cao, trăng sang rực óng ả, soi sang mọi nẻo đường làng.
- Bầu trời trong xanh, lấp lánh nhiều ngôi sao không gợn chút mây
- Không gian bát ngát ánh trăng vàng trong veo như màu nước trà nhạt khiến ta có thể nhìn thấy mọi cảnh vật, ánh trăng soi rõ từng tàu lá dừa chải tóc bên bờ ao.
- Những côn trùng kêu ríu rít như tạo nên bản hòa nhạc đồng quê vô cùng thích thú

III. kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em về đêm trăng
- Thể hiện tình cảm của em với đêm trăng

Bình luận (0)
Thùy Linh Bùi
10 tháng 4 2018 lúc 19:54
1. Mở bài: Đêm trăng ở quê em rất đẹp. 2. Thân bài: a) Vừa chập tối: - Vầng trăng toả ánh sáng vằng vặc. - Ánh trăng soi sáng khắp cành cây, kẽ lá, nhà cửa, xóm thôn,... - Trăng tròn như cái đĩa, du du trên không. - Trăng lơ lửng giữa bầu trời trong xanh. - Cùng bầu bạn với trăng là những vì sao nhấp nhánh. b) Về khuya: - Trăng đi về hướng tây. - Vầng trăng nhỏ hơn. - Ánh sáng mò' ảo, dịu nhẹ. - Đường làng thưa người, nhà nhà đã chìm trong giấc ngủ. 3. Kết bài: - Ánh trăng đã làm tăng vẻ đẹp của quê hương em. - Em rất yêu quê hương, yêu đêm trăng, yêu cảnh vật dưới đêm trăng.
Bình luận (0)
Ngoc Long
19 tháng 4 2018 lúc 21:14

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu một đêm trăng đẹp

Ví dụ:
Mỗi mùa hè đến, ba mẹ tôi cho tôi về quê chơi. Mỗi khi về quê tôi rất thoải mái và thư giản, tôi thích nhất là ngắm trăng. Mỗi khi ngắm trăng tôi cảm thấy rất thú vị và sảng khoái với ánh trăng đẹp.
II. Thân bài: tả một đêm trăng đẹp
1. Tả bao quát cảnh trăng đẹp

Trăng thường xuất hiện vào thời gian giữa tháng Trăng tròn nhất là 16 âm Trăng từ lưỡi liềm đến tròn

2. Tả chi tiết cảnh trăng đẹp
a. Tả cảnh vật cảnh trăng đẹp

Trăng bắt đầu xuất hiện trên ngọn lũy tre xanh đầu xóm Trăng tròn vành vạnh Gió thổi vi vu qua từng bụi chuối Những tiếng kêu của ếch, dế vang khắp một vùng trời Những ngôi sao xa xăm lấp lánh Tiếng chó sủa vang xa

b. Tả con người cảnh trăng đẹp

Em nằm ngoài sân ngắm trăng Lũ trẻ chạy nhảy vui đùa khắp xóm Những người trong xóm tụ tập nói chuyện rất vui vẻ E nằm trên chân bà, bà kể chuyện nghe say sưa Em ngủ trên bà lúc nào không hay

III. Kết bài : nêu cảm nghĩ của em về cảnh đêm trăng đẹp
Ví dụ :
Em rất thích về quê để ngắm những ánh trăng đẹp, những ánh trăng tròn vành vạnh và xinh đẹp vô cùng. Em rất muốn về quê mỗi khi hè đến, nên em sẽ về quê mỗi khi hè về!

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Thu An
Xem chi tiết
Trương Ngọc Bảo An
Xem chi tiết
Hang Tran
Xem chi tiết
Ko Biết
Xem chi tiết
Bảo Long
Xem chi tiết
nkoc nhí nhảnh
Xem chi tiết
Thuýy Ngânn
Xem chi tiết
Vô Danh
Xem chi tiết
Hanna Vũ
Xem chi tiết