Giai đoạn | Hoạt động |
1945- 1954 | - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Trật tự thế giới hai cực lan-ta được hình thành. - Từ tháng 9- 1945 đến tháng 12- 1946: hoạt động đối ngoại khẳng định tính hợp pháp của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. + Chủ động triển khai hoà hoãn với Trung Hoa Dân quốc; thực hiện chủ trương “Hoà để tiến”, kí Hiệp định sơ bộ ngày 06- 3- 1946, bản Tạm ước ngày 14 - 9 - 1946 với Pháp để tranh thủ thời gian hoà hoãn chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến; + Thường xuyên giữ quan hệ với Chính phủ Mỹ. - Sau ngày toàn quốc kháng chiến, hoạt động ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thể hiện thiện chí hoà bình, tranh thủ sự đồng tinh, ủng hộ của nhân dân thế giới, tham gia đại hội sáng lập Hội đồng Hoà bình thế giới (năm 1949). - Từ năm 1950 đến năm 1954: + Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa; + Đẩy mạnh liên minh đoàn kết chiến đầu giữa ba nước Đông Dương; tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. + Ngày 08 – 5 – 1954, phái đoàn ngoại giao Việt Nam đã tham dự Hội nghị Quốc tế về Đông Dương và kí Hiệp định Giơ-ne-vơ (ngày 21- 7 – 1954), buộc Pháp rút quân, công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. |
1954- 1975 | - Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chủ động kết hợp “vừa đánh, vừa đàm”, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới, đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh; đồng thời, tích cực vận động quốc tế công nhận Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. - Trên bàn đàm phán tại Hội nghị Pa-ri, đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam lần lượt đưa ra các phương án yêu cầu Mỹ phải chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. - Ngày 27- 1- 1973, Hiệp định Pa-ri được kí kết với điều khoản quan trọng: Mỹ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. - Hoạt động đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đến thắng lợi hoàn toàn. |
1975- 1985 | - Trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, Việt Nam tích cực thiết lập, mở rộng quan hệ quan hệ và hợp tác với nhiều nước trên thế giới. + Hợp tác toàn điện với các nước xã hội chủ nghĩa: Việt Nam phối hợp với các nước xã hội chủ nghĩa trên diễn đàn quốc tế và đẩy mạnh hợp tác toàn diện, nhất là lĩnh vực kinh tế. + Thúc đẩy quan hệ với các nước Đông Nam Á: Việt Nam phát triển quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết chiến đấu và hợp tác với Lào, Cam-pu-chia; sẵn sàng thiết lập quan hệ hợp tác, cùng tồn tại hoà bình và phát triển với các nước khác ở Đông Nam Á. + Thiết lập quan hệ với các tổ chức quốc tế và các nước khác: Việt Nam tích cực thiết lập quan hệ với nhiều tổ chức quốc tế và nhiều nước trên thế giới và trong khu vực. |
1986- nay | + Phá thế bao vây cấm vận, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng: hoạt động đối ngoại của Việt Nam được triển khai trên nhiều lĩnh vực, trong đó trọng tâm là giải quyết vấn để Cam-pu-chia. + Củng cố quan hệ với các đối tác truyền thống, trở rộng quan hệ đối ngoại với các đối tác khác: quan hệ giữa Việt Nam với phần lớn các nước trên thế giới đã từng bước được cải thiện và mở rộng. + Tích cực, chủ động hội nhập khu vực và thế giới: Việt Nam trở thành thành viên có trách nhiệm của nhiều tổ chức quốc tế (ASEAN, WTO,...),... + Triển khai các hoạt động đối ngoại nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo của Tổ quốc: Việt Nam tham gia đàm phán và kí kết các thỏa thuận, các hiệp định về phân định biên giới trên bộ, trên biển. + Tích cực hợp tác nhằm bảo vệ môi trường, giao lu văn hoá và hỗ trợ nhân đạo. |