Bài 9: Cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc từ năm 1945 đến nay

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Lập bảng thống kê những sự kiện chính của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay.

datcoder
6 tháng 5 lúc 21:56

Sự kiện

Diễn biến chính 

 

 

 

 

 

Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (1975 - 1979)

- Sau khi lên nắm chính quyền, tập đoàn Pôn Pốt – Iêng Xa-ri – Khiêu Xăm Phong ở Cam-pu-chia, đã có nhiều hoạt động khiêu khích, lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam.

- Từ đầu tháng 5-1975, tập đoàn Pôn Pốt âm mưu đánh chiếm đảo Phú Quốc, tiến hành chiếm đảo Thổ Chu và xâm phạm nhiều vùng lãnh thổ dọc biên giới của Việt Nam từ Hà Tiên đến Tây Ninh.

- Ngày 22-12-1978, Pôn Pốt huy động 19 sư đoàn bộ binh cùng nhiều đơn vị pháo binh, xe tăng tiến đánh vào Tây Ninh, mở đường tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam.

- Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức phản công, đánh bật lực lượng Pôn Pốt ra khỏi lãnh thổ và truy kích đối phương đến tận nơi xuất phát.

- Quân tình nguyện Việt Nam đã cùng quân dân Cam-pu-chia lật đổ chế độ diệt chủng Khơ-me Đỏ. Ngày 7-1-1979, thủ đô Phnôm Pênh được hoàn toàn giải phóng.

 

 

 

Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979 – 1989)

- Ngày 17-2-1979, Trung Quốc điều động 32 sư đoàn đồng loạt mở cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, dọc biên giới phía bắc từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).

- Quân dân Việt Nam đã đứng lên chiến đấu. 

- Hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam của Trung Quốc cũng đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận trong nước và thế giới. 

- Từ ngày 5-3 đến ngày 18-3-1979, Trung Quốc rút quân về nước.

- Sau khi rút quân về nước, Trung Quốc tiếp tục có những hành động gây xung đột, lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam.

-   Vị Xuyên (Hà Giang) trở thành chiến trường ác liệt giữa hai bên trong giai đoạn 1984 – 1989.

 

 

 

Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam ở Biển Đông

 

- Ngày 12 - 5 - 1977, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. 

- Năm 1994, Việt Nam là quốc gia thứ 63 phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. 

+ Về quản lí hành chính, năm 1982, Chính phủ Việt Nam thành lập huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa. 

+ Năm 2007, Chính phủ quyết định thành lập thị trấn Trường Sa cùng hai xã đảo: Song Tử Tây và Sinh Tồn trực thuộc huyện đảo Trường Sa. 

+ Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, như: tổ chức triển lãm các hiện vật lịch sử, nghiên cứu, ...

- Trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo, Việt Nam luôn kiên quyết và kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp với nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, ...

- Tháng 3 - 1988, quân đội Trung Quốc huy động lực lượng lớn tấn công các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. 

- Chính phủ Việt Nam đã thông báo cho Liên hợp quốc về vấn để này, đồng thời gửi nhiều công hàm phản đối và đề nghị hai bên Việt Nam - Trung Quốc thương lượng để giải quyết vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hoà bình. 

- Năm 2012, Quốc hội thông qua Luật biển Việt Nam => Đây là cơ sở pháp lí để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và phát triển kinh tế biển. 

- Hiện nay, Việt Nam đang tích cực thúc đẩy việc thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).