Ta có
Wđ= \(\frac{hc}{\lambda}\)lấy tỉ lệ
1,5=\(\frac{hc}{1.2\lambda}\) => \(\lambda\)
sau đó A=\(\frac{hc}{\lambda}\)
không biết có đúng không. Nếu sai sót mong mn góp ý ạ
Ta có
Wđ= \(\frac{hc}{\lambda}\)lấy tỉ lệ
1,5=\(\frac{hc}{1.2\lambda}\) => \(\lambda\)
sau đó A=\(\frac{hc}{\lambda}\)
không biết có đúng không. Nếu sai sót mong mn góp ý ạ
chiếu chùm bức xạ có bước sóng 0,18 micro m vào catot của 1 tế bào quang điện làm bằng kim loại có giới hạn quang điện là 0,3 micro m, tìm vận tốc ban đầu các đại của các quang e ???
Chiếu bức xạ có bước sóng = 0,546 micro m lên tấm kim loại có giới hạn quang điện namđa o. Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các electron quang điện và cho chúng bay vào từ trường đều theo hướng vuông góc với các đường cảm ứng từ có B= 10^-4 T. Biết bán kính cưc đại của quỹ đạo các electron là R= 23,32 mm. Giới hạn quang điện là?
chiếu đòng thời 2 hai bức xạ đơn sắc có bước sóng lamda1 và lamda2 vào 2 tấm kim loại. các e bật ra với vận tốc ban đầu cực đại lần lượt là v1 và v2 với v1=2v2. tỉ số các hiệu điện thế hãm Uh1/Uh2 để dòng quang điện triệt tiêu là??
Công thoát electron của một kim loại là A, giới hạn quang điện là λ0. Khi chiếu vào bề mặt kim loại đó bức xạ có bước sóng là λ = λ0/2 thì động năng ban đầu cực đại của electron quang điện bằng
A.3A/2.
B.2A.
C.A/2.
D.A.
Khi chiếu bức xạ có bước sóng λ1 = 0,2 μm vào một tấm kim loại cô lập, thì thấy quang electron có vận tốc ban đầu cực đại là 0,7.106 m/s. Nếu chiếu bức xạ có bước sóng λ2 thì điện thế cực đại của tấm kim loại là 3 V. Bước sóng λ2 là
A.0,19 μm.
B.2,05 μm.
C.0,16 μm.
D.2,53 μm.
Một chùm ánh sáng đơn sắc tác dụng lên bề mặt một kim loại và làm bứt các êlectrôn ra khỏi kim loại này. Nếu tăng cường độ chùm sáng đó lên ba lần thì
A.số lượng êlectrôn thoát ra khỏi bề mặt kim loại đó trong mỗi giây tăng ba lần.
B.động năng ban đầu cực đại của êlectrôn quang điện tăng ba lần.
C.động năng ban đầu cực đại của êlectrôn quang điện tăng chín lần.
D.công thoát của êlectrôn giảm ba lần.
Chiếu bức xạ tần số f vào kim loại có giới hạn quang điện là λ01, thì động năng ban đầu cực đại của electron là \(W_{đ1}\), cũng chiếu bức xạ đó vào kim loại có giới hạn quang điện là \(\lambda_{02}=2 \lambda_{01} \), thì động năng ban đầu cực đại của electron là \(W_{đ2}\). Khi đó
A.\(W_{đ1}\)< \(W_{đ2}\).
B.\(W_{đ1}\)= \(W_{đ2}\).
C.\(W_{đ1}\)=\(W_{đ2}/2\).
D.\(W_{đ1}\)>\(W_{đ2}\).
Khi chiếu lần lượt hai bức xạ có tần số là f1, f2 (với f1 < f2) vào một quả cầu kim loại đặt cô lập thì đều xảy ra hiện tượng quang điện với điện thế cực đại của quả cầu lần lượt là V1, V2. Nếu chiếu đồng thời hai bức xạ trên vào quả cầu này thì điện thế cực đại của nó là
A.V1 + V2.
B.|V1 – V2|.
C.V2.
D.V1.
Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,20 μm vào một quả cầu bằng đồng, đặt cô lập về điện. Giới hạn quang điện của đồng là 0,30 μm. Điện thế cực đại mà quả cầu đạt được so với đất là
A.1,34 V.
B.2,07 V.
C.3,12 V.
D.4,26 V.