Trong bài lượng tử ánh sáng em đọc có câu: 'lọ thủy tinh màu xanh sẽ hấp thụ ít ánh sáng xanh'
vậy có thể kết luận là lọ thủy tinh màu gì sẽ hấp thụ ít ánh sáng màu đấy không ạ?
và nếu quy rộng ra thì vật màu gì sẽ hấp thụ ít ánh sáng màu đấy được không ạ.
Laze A phát ra chùm bức xạ có bước sóng 400 nm với công suất 0,6 W. Laze B phát ra chùm bức xạ có bước sóng λ với công suất 0,2 W. Trong cùng một đơn vị thời gian số photon do laze A phát ra gấp 2 lần số photon do laze B phát ra. Một chất phát quang có khả năng phát ánh sáng màu đỏ và lục. Nếu dùng laze B kích thích chất phát quang trên thì nó phát ra ánh sáng màu
A. tím.
B. đỏ.
C. vàng.
D. lục.
Chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng 300 nm thì thấy chất đó phát ra ánh sáng có bước sóng 500 nm . Cho rằng công suất của chùm sáng phát quang chỉ bằng 1,5% công suất của chùm sáng kích thích . Hãy tính xem trung bình mỗi phôtôn ánh sáng phát quang ứng với bao nhiêu phôtôn ánh sáng kích thích :
A. 60
B.40
C. 120
D. 80
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về lượng tử ánh sáng:
Chọn một câu trả lời
A. Năng lượng của các phôtôn ánh sáng là giống nhau, không phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng
B. Những nguyên tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục mà theo từng phần riêng biệt đứt quãng
C. Khi ánh sáng truyền đi, các lượng tử ánh sáng không bị thay đổi, không phụ thuộc vào khoảng cách tới nguồn
D. Chùm ánh sáng là dòng hạt, mỗi hạt là một phôtôn
trong bài lượng tử ánh sáng có câu :'ánh sáng của sự phát quang không có tác dụng tỏa nhiệt vào
môi trường nên được gọi là ánh sáng lạnh' là sai
em nhớ có làm 1 câu bài tập và được biết là: 'sự phát quang còn được gọi là sự phát lạnh' vậy nó có
liên quan gì đến câu trên không ạ?
Khi truyền trong chân không, ánh sáng đỏ có bước sóng = 720nm, ánh sáng tím có bước sóng 400nm. Cho hai ánh sáng này truyền trong một môi trường trong suốt mà chiết suất tuyệt đối của nó đối với từng ánh sáng lần lượt là n1=1,33 và n2=1,34. trong môi trường này, tỉ số năng lượng giữa photon ánh sáng đỏ với năng lượng của photon ánh sáng tím bằng:
A. 134/133
B. 133/134
C. 5/9
D. 9/5
Trong bài lượng tử ánh sáng có câu : ' Hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi công thoát eletron ra khỏi kim loại
nhỏ hơn hoặc bằng năng lượng của photon ánh sáng' là đúng
tuy nhiên trong hiện tượng quang điện trong lại có: 'công thoát A > năng lượng giải phóng e khỏi liên kết bán dẫn'
thầy cho em hỏi: vậy thì năng lượng giải phóng e khỏi liên kết bán dẫn kia không phải là năng lượng photon
ánh sáng mà mình chiếu vào ạ. em thấy 2 câu nó hơi mâu thuẫn.
Bình thường một khối bán dẫn có 10^10 hạt tải điện. Chiếu tức thời vào khối bán dẫn đó một chùm ánh sáng Hồng ngoại lamda bằng 993,75nm có năng lượng E=1,5.10^7J thì số lượng hạt tải điện trong chất bán dẫn này là 3.10^10. Tính tỉ số giữa số photon gây ra hiện tượng Quang dẫn và số photon chiếu tới Kim loại là???
Chiếu ánh sáng trắng vào catôt có công thoát \(A=3,31.10^{-19}J\) có electron bật ra không? Nếu có thì tính vận tốc ban đầu cực đại của \(e\) quang điện.
Cho \(h=6,625.10^{-34}Js;c=3.10^8m\text{/}s;m=9,1.10^{-31}kg\)