Làm theo tỉ lệ thuận nha!!
Bài 1 : Biết rằng khi sát 100 kg thóc thì đc 62 kg gạo. Hỏi cần 120 kg gạo thì phải sát bao nhiêu kg thóc?
Bài 2 : Biết x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ a (a khác 0) ;y tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ b ( b khác 0)
z tỉ lệ thuận với t theo hệ số tỉ lệ c (c khác 0). Hỏi t có tỉ lệ thuận với x ko?
Bài 3 : Tổng số tiền lương của ba bác công nhân A,B,C là 1350000 đồng. Đợt 1 mỗi bác lĩnh 200000 đồng. Đợt 2 số tiền ba bác A,B,C lĩnh đc tỉ lệ thuận với 2; 2,5 và 3. Hỏi cả hai đợt mỗi bác lĩnh đc bao nhiêu tiền lương?
Bài 4 : Một trường phổ thông có 3 lớp. Tổng số h/s ở hai lớp 7A và 7B là 85 học sinh. Nếu chuyển 10 h/s từ lớp 7A sang lớp 7C thì số học sinh 3 lớp 7A,7B,7C tỉ lệ thuận với 7,8,9. Hỏi lúc đầu mỗi lớp có bao nhiêu h/s?
Bài 1:
Gọi số thóc cần tìm là a
Vì số thóc và số gạo tỉ lệ thuận với nhau
Nên ta có:
\(\dfrac{100}{62}=\dfrac{a}{120}\)
\(\Leftrightarrow a=\dfrac{100}{62}.120\)
\(\Leftrightarrow a\approx193,5\left(kg\right)\)
Vậy ...
Bài 3:
Gọi số tiền trong đợt 2 của ba bác công nhân nhận được là a1, b1, c1
Số tiền trong cả hai đợt của ba bác công nhân nhận được là a, b, c
Tổng số tiền lương của ba bác công nhân trong đợt 2 là:
\(a_1+b_1+c_1=1350000-3.200000=750000\) \((đồng)\)
Theo đề ra, ta có:
\(\dfrac{a_1}{2}=\dfrac{b_1}{2,5}=\dfrac{c_1}{3}\)
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
\(\dfrac{a_1}{2}=\dfrac{b_1}{2,5}=\dfrac{c_1}{3}=\dfrac{a_1+b_1+c_1}{2+2,5+3}=\dfrac{750000}{7,5}=100000\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a_1=100000.2\\b_1=100000.2,5\\c_1=100000.3\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a_1=200000\\b_1=250000\\c_1=300000\end{matrix}\right.\)
Tổng số tiền của ba bác nhận trong cả hai đợt là:
\(\left\{{}\begin{matrix}a=200000+200000\\b=250000+200000\\c=300000+200000\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=400000\\b=4500000\\c=500000\end{matrix}\right.\)
Vậy ...
Bài 4:
Gọi số học sinh lúc đầu của ba lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là a, b, c
Số học sinh nếu chuyển của ba lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là a1, b1, c1
Theo đề ra, ta có:
\(\dfrac{a_1}{7}=\dfrac{b_1}{8}=\dfrac{c_1}{9}\) và \(a_1+b_1=75\left(=85-10\right)\) (Sau khi chuyển)
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
\(\dfrac{a_1}{7}=\dfrac{b_1}{8}=\dfrac{c_1}{9}=\dfrac{a_1+b_1}{7+8}=\dfrac{75}{15}=5\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a_1=5.7\\b_1=5.8\\c_1=5.9\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a_1=35\\b_1=40\\c_1=45\end{matrix}\right.\)
Số học sinh lúc đầu của ba lớp 7A, 7B, 7C là:
\(\left\{{}\begin{matrix}a=a_1+10=45\\b=b_1=40\\c=c_1-10=35\end{matrix}\right.\)
Vậy ...
Câu 2:
Theo đề ra ta có các công thức tỉ lệ thuận sau
x=a.y (a khác 0)
y=b.z (b khác 0)
z=c.t (c khác 0) (1)
Thay t và vị trí của a.y mà từ (1) ta có t= z/c nên
Ta có thể ghi: t=(z/c).x hoặc t=(z/c).(a.y)
Vậy t tỉ lệ vs x theo hệ số tỉ lệ (z/c).x hoặc (z/c).(a.y) nên t tỉ lệ thuận vs x