Soạn ngữ văn lớp 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
ngoi sao

làm thế nào để phân biệt ẩn dụ và hoán dụ

Dương Hạ Chi
11 tháng 8 2017 lúc 20:04

Ẩn dụ là gọi tên .... khác có nét tương đồng với nó còn hoán dụ là gọi tên ... khác có quan hệ gần gũi với nó. Đó là cách phân biệt dễ dàng nhất!

*Chỗ "..." là k cần thiết nên mk bỏ!

Kaori Miyazono
11 tháng 8 2017 lúc 20:12

Bạn tham khảo nhé:

Ẩn dụ

Thực chất Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có néttương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.

Hiểu nôm na ẩn dụ là biện pháp thay đổi tên gọi của một sự vật hiện tượng. Giữa sự vật được gọi tên( A) và sự vật bị ẩn đi ( B) có nét tương đồng nào đó.

Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:

+ Ẩn dụ hình thức - tương đồng về hình thức

+ Ẩn dụ cách thức - tương đồng về cách thức

+ Ẩn dụ phẩm chất - tương đồng về phẩm chất

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.

Hoán dụ:

Thực chất Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt.

Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:

+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể:

+ Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:

+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:

+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

So sánh:

Nhìn hai khái niệm trên đây, các em dễ nhầm lẫn ẩn dụ và hoán dụ.

Điểm giống nhau giữa Ấn dụ và Hoán dụ :
+ Bản chất cùng là sự chuyển đổi tên gọi: gọi sự vật hiện tượng bằng một tên gọi khác.

Lấy A để chỉ B
+ Cùng dựa trên quy luật liên tưởng.

+ Tác dụng của ẩn dụ và hoán dụ : Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn, biểu đạt cảm xúc

Điểm khác biệt giữa Ẩn dụ và Hoán dụ
+ Cơ sở liên tưởng khác nhau:
Ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng, tức là giữa A và B có điểm gì đó giống nhau, nên người ta dùng A để thay cho tên gọi B. Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn.

Ví dụ :

“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

[Truyện Kiều – Nguyễn Du]

Ở đây hoa lựu màu đỏ như lửa, bởi vậy lửa ( A) được dùng làm ẩn dụ chỉ hoa lựu (B)
Hoán dụ dựa vào sự liên tưởng tương cận ( gẫn gũi ) giữa các đối tượng. Mối quan hệ giữa tên mới (A) và tên cũ (B) là mối quan hệ gần kề

Ví dụ :

Đầu xanh có tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”

Đầu xanh : là bộ phận cơ thể người ( gần kề với người) , được lấy làm hoán dụ chỉ người còn trẻ ( ví dụ tương tự : đầu bạc- người già)

Má hồng: chỉ người con gái đẹp
Như vậy , các em có thể hiểu nôm na là :

Ẩn dụ và hoán dụ cùng chung cấu trúc nói A chỉ B nhưng khác nhau:

- Ẩn dụ: A và B có quan hệ tương đồng [giống nhau]

- Hoán dụ: A và B có quan hệ gần gũi, hay đi liền với nhau.

Các dạng BT:

Trong đề đọc hiểu môn văn thường xuất hện câu hỏi : Tìm và phân tích biện pháp tu từ trong ngữ liệu trên

Đối với dạng câu hỏi này, các em cần làm theo 3 bước sau đây :

+ Gọi tên biện pháp tu từ được sử dụng

+ Chỉ rõ từ ngữ, hình ảnh ẩn dụ hoặc hoán dụ ( tìm A)

+ Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ : hình ảnh, từ ngữ ấy có ý nghĩa như thế nào? Nó được dùng để chỉ đối tượng nào ? ( tức là tìm B- sự vật chưa được nói đến ) Dùng ẩn dụ, hoán dụ như vậy có dụng ý gì trong biểu đạt cảm xúc, ý nghĩa?…

Ví dụ minh hoạ :

Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa

Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào

+ Biện pháp ẩn dụ

+ Hình ảnh ẩn dụ: mận , đào, vườn hồng

+ Tác dụng : mận, đào,vườn hồng .là những hình ảnh ẩn dụ – những biểu tượng cho những người lao động ngày xưa, trong bài ca dao này, chúng được dùng để chỉ người con trai và người con gái trong tình yêu. Cách nói bóng gió phù hợp với sự kín đáo, tế nhị trong tình yêu.

Ví dụ 2 :

Áo nâu cùng với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

+ Biện pháp hoán dụ

+ Các từ in đậm được dùng để biểu thị những đối tượng có mối quan hệ gần gũi với nó.

- Áo nâu: chỉ người nông dân; áo xanh: chỉ người công nhân;

- Nông thôn: chỉ những người ở nông thôn; thành thị: chỉ những người sống ở thành thị.

- Để hiểu được tác dụng của biện pháp hoán dụ trong câu thơ này, các em có thể so sánh với câu văn sau đây : Tất cả những người nông dân và người công nhân, những người ở nông thôn và thành thị đều đứng lên ->> Cách diễn đạt rườm rà, không mang tính nghệ thuật...

TRINH MINH ANH
11 tháng 8 2017 lúc 20:14

-Cách để phân biệt ẩn dụ và hoán dụ .

+ Ẩn dụ : là một biện pháp tu từ dùng để gọi sự vật – hiện tượng này bằng tên gọi sự vật – hiện tượng khác nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt mà người dùng muốn.

+ Hoán dụ :là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

lqhiuu
12 tháng 8 2017 lúc 6:36

ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng vs nó lm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

hoán dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hẹ gần gũi vs nó nhằm tặng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đat.

Lâm Đàn Tú
13 tháng 8 2017 lúc 19:51

* ẩn dụ là gọi tên sự vật , hiện tượng này bằng tên sự vật , hiện tượng khác có nét tương đồng với nó làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt .

* hoán dụ là gọi tên sự vật , hiện tượng , khái niệm bằng tên của 1 sự vật , hiện tượng , khái niệm khác có quan hiệu gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sựu diễn đạt


Các câu hỏi tương tự
Tường Vy
Xem chi tiết
Berry2k12
Xem chi tiết
Ng.Trường Phát
Xem chi tiết
Kamy
Xem chi tiết
Kamy
Xem chi tiết
Neshi muichirou
Xem chi tiết
ho nguyen anh khoa
Xem chi tiết
Tâm Bùi
Xem chi tiết
Dung Trương Thuy
Xem chi tiết