Làm rõ những điểm giống nha và khác nhau về mục đích, ngữ cảnh sử dụng và đặc điểm ngôn ngữ (trang trọng hay thân mật) giữa các câu trong mỗi trường hợp sau:
a. Trường hợp 1
- Các bạn đều biết quy định về việc sử dụng điện thoại trong cuộc họp đúng không?
- Để cuộc họp được bắt đầu, xin đề nghị quý vị cái đặt chế độ im lặng cho điện thoại và có thể ra ngoài khi cần sử dung.
b. Trường hợp 2
- Xin hân hạnh giới thiệu với quý vị sự có mặt của diễn giả Phạm Văn B tại buổi hội thảo hôm nay.
- Chúng ta cùng chào đón nhân vật quan trọng nhất của buổi hội thảo hôm nay, diễn giả Phạm Văn B!
c. Trường hợp 3
- Sự kiện mà quý vị đang chờ đợi sẽ được bật mí ngay sau đây.
- Trân trọng thông báo tới đoàn thể quý vị về sự kiện quan trọng sẽ diễn ra ngay sau đây.
a. Trường hợp 1
* Giống nhau:
- Mục đích: nhắc nhở mọi người về việc sử dụng điện thoại
- Ngữ cảnh: sử dụng trong cuộc họp, nơi lịch sự
* Khác nhau:
- Câu 1: Giọng điệu nhẹ nhàng, thân thiện kết hợp với các từ “các bạn”, “quy định”, “cuộc họp” => ngôn ngữ thân mật
- Câu 2: Giọng điệu mang ý nhắc nhở kết hợp với các từ “quý vị”, “đề nghị” => ngôn ngữ trang trọng
b. Trường hợp 2
* Giống nhau:
- Mục đích: cùng giới thiệu một diễn giả
- Ngữ cảnh: sử dụng trong cuộc hội thảo
* Khác nhau:
- Câu 1: Giọng điệu trang trọng, lịch sự kết hợp với các từ “quý vị”, “hân hạnh giới thiệu” => ngôn ngữ trang trọng.
- Câu 2: Giọng điệu vui vẻ, chào mừng kết hợp với các từ “chúng ta”, “chào đón” => ngôn ngữ thân mật.
c. Trường hợp 3
* Giống nhau:
- Mục đích: cùng thông báo về 1 sự kiện sắp diễn ra
- Ngữ cảnh: sử dụng trong các sự kiện, chương trình truyền hình
* Khác nhau:
- Câu 1: Giọng điệu tạo sự tò mò, gây chú ý kết hợp với các từ “quý vị”, “bật mí” => ngôn ngữ thân mật
- Câu 2: Giọng điệu trang trọng kết hợp với các từ “quý vị”, “trân trọng” => ngôn ngữ trang trọng.