Câu 5: Từ đoạn trích thuộc phần Đọc - hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: "từ chối ỷ lại vào người khác là một thử nghiệm lớn đối với năng lực bản thân".
Mọi người giúp mình với ạ, mình xin đa tạ
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Rất nhiều người có suy nghĩ rằng: "cuộc đời giống như một cuộc chạy đua 100 mét, thua ở vạch xuất phát coi như hết hy vọng", vậy nên họ mới nghĩ rằng không được thua ở vạch xuất phát.
Nhưng thực ra cuộc đời rất dài, nó là một cuộc chạy đua đường dài đầy thử thách ý chí và nghị lực. Sẽ có rất nhiều thử thách về tâm sinh lý, những người chạy được đến đích cuối cùng thường không phải là những người thừa thắng xông lên ngay từ đầu, cũng không phải là những người nhìn trước ngó sau chỉ quan tâm tới đối thủ. Mà ngược lại những người giành chiến thắng sẽ luôn là những người biết quan tâm tới bước chân, nhịp thở cũng như tốc độ tiến bước của mình.
Con người dù có tiền hay không, tướng mạo xấu đẹp, tài năng cao thấp cũng đều phải trải qua khó khăn, thử thách, thăng trầm. Ai cũng sẽ gặp được những cơ hội, đường đi thuộc về mình. Thực ra thế giới này không hề thiên vị bất cứ ai, mọi thứ đều rất công bằng.
Nếu cuộc đời cho bạn quả chanh, vậy thì bạn hãy làm nước chanh ép. Hành trình đường đi của mỗi người đều không giống nhau, mỗi người một vẻ, không cần ai phải ngưỡng mộ ai. Hãy trân trọng tất cả những gì mình có, là một người lương thiện vui vẻ hơn rất nhiều so với một người hay phẫn nộ oán thán.
Đừng chỉ vì sự ổn định nhất thời mà không dám dang rộng đôi cánh bay cao và bay xa. Đừng tham những đồng tiền chớp nhoáng mà bỏ lỡ cơ hội trưởng thành, bước đi trên một con đường gian khổ chắc chắn sẽ khiến bạn trở thành một con người kiên cường và nghị lực hơn rất nhiều.
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.5 điểm)
Câu 2. Các hình ảnh “cuộc chạy đua 100 mét”, “cuộc chạy đua đường dài” trong văn bản được sử dụng để nói lên điều gì? (0.75 điểm)
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “những người giành chiến thắng sẽ luôn là những người biết quan tâm tới bước chân, nhịp thở cũng như tốc độ tiến bước của mình”? (0.75 điểm)
Câu 4. Nêu ngắn gọn những suy nghĩ của anh/chị về thông điệp: “Ai cũng sẽ gặp được những cơ hội, đường đi thuộc về mình”. (1.0 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói sau: Bắt đầu biết hối hận là bắt đầu một cuộc sống mới.
Giúp mình vs ạ @@
Viết một đoạn văn Khoảng 600 chữ trình bày về suy nghĩ của anh chị Vì ý nghĩa được gửi ra từ câu chuyện ở phần đọc hiểu: lương tâm của con người trong xã hội hiện nay ?
Anh chị hãy viết 1 đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày sut nghĩ của mình về điều phó chủ tịch tin tưởng và khẳng định "nếu toàn dân đồng lòng chống dịch,nhất định chúng ta sẽ chiến thắng dịch bệnh covid 19 như dân việt nam đã nhiều lần chiến thắng"
Giúp mình với ạ mình đang rất cần
Phận là cái phần mà cuộc sống, xã hội dành cho mỗi người: phận làm trai, phận giàu, phận nghèo, phận đàn bà, phận làm tôi, .. sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nêu tác dụng
Bài tập: Từ đậm có các nghĩa sau:
a. Có mùi vị, nồng độ hoặc màu sắc ở mức trên trung bình, thường gây cảm giác dễ chịu (canh nấu đậm, ngọt đậm) b. Có tình cảm nồng nàn, sâu sắc(áo đen ai nhuộm cho mình, cho duyên mình đậm cho tình anh thơng) c. Có đờng nét to và nổi rõ hơn mức bình thờng (đầu đề in chữ đậm) d. Có khá nhiều, khá rõ tính chất, đặc điểm nào đó (cuốn truyện đậm tính chiến đấu) e. Vóc ngườì hơi to, có vẻ chắc (người thấp và đậm) f. Mức độ thua hoặc thắng rất cao (đội B thua rất đậm)Yêu cầu:
1. Giải thich nghĩa của từ đậm trong mỗi trường hợp .
2. Nói rõ phương thức chuyển nghĩa trong từng trường hợp.
Phần I: Đọc - hiểu.
Đọc đoạn trích sau
Có mấy ai nhận ra ra rằng khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chúng ta đang sống? Cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thử thách, khó khăn và nghịch cảnh. Cách thích ứng tốt nhất với cuộc sống này là chấp nhận thực tế và tin vào chính mình. Tự bản thân mỗi chúng ta, trong bất kì hoàn cảnh nào, phải biết cảm nhận và tự tìm lấy niềm hạnh phúc cho riêng mình. Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đẽn cho bạn. Đừng đợi đến khi bạn thật rảnh rỗi hay đến lúc tốt nghiệp ra trường, đừng đợi đến khi kiếm được thật nhiều tiền, thành đạt, có gia đình, hoặc đến khi được nghỉ hưu mới thấy đó là lúc bạn được hạnh phúc. Đừng đợi đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc. Đừng đợi tia nắng ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống mới nghĩ là hạnh phúc. Đừng đợi đến những chiểu thứ bảy, những ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày sinh nhật hay một ngày đặc biệt nào môi thấy đó là ngày hạnh phúc của bạn. Tại sao không phải lúc này? Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình. Hãy trân trọng từng khoảnh khắc quý giá trên chuyến hành trình ấy. Hãy dành thời gian quan tâm đến người khác và luôn nhớ rằng, thời gian không chờ đợi một ai!
(Trích Hạt giống tâm hồn, NXB Văn học, 2012)
Rồi trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và phong cách ngôn ngữ.
Câu 2: Xác định và nêu hiểu quả biểu đạt của biện pháp tu từ trong đoạn văn: "Đừng đợi đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc. Đừng đợi tia nắng ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống mới nghĩ là hạnh phúc. Đừng đợi đến những chiểu thứ bảy, những ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày sinh nhật hay một ngày đặc biệt nào môi thấy đó là ngày hạnh phúc của bạn. Tại sao không phải lúc này?".
Câu 3: Anh/chị có đồng tình với ý kiến: "Khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chính ta đang sống" không? Vì sao? (Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 - 7 câu).
Phần II: Làm văn.
Câu 4: Anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: "Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn".
Câu 5: Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn người Vợ Nhặt trong truyện ngắn Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân (Ngữ Văn 12 tập 2 NXB Giáo Dục 2017). Từ đó, liên hệ với nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao (Ngữ Văn 11 tập 1 NXB Giáo Dục).
Có lẽ trong lịch sử phát triển dân tộc mấy nghìn năm, chưa bao giờ chúng ta lại có cảm nhận (xin nhấn mạnh chỉ là cảm nhận, chứ chưa có một cuộc điều tra xã hội học chính xác nào) về việc người Việt lại chửi bới nhiều như hiện nay. Sự phát triển của mạng xã hội - nơi mà ai cũng có quyền được nói, một mặt đã phát huy tối đa nhu cầu nói đầy tích cực, nhưng mặt khác dường như cũng lôi ra tối đa nhu cầu chửi vốn đã nằm đâu đó trong con người chúng ta chăng?
Nhìn face thời gian vừa rồi mà sợ quá. Không đồng tình với cách đánh vần tiếng Việt của một giáo sư đáng kính: Chửi! Không đồng tình với việc nhà đài không mua được bản quyền truyền hình ASIAD: Chửi! Không đồng tình với việc một đội bóng nhỏ như Việt Nam thua gã khổng lồ Hàn Quốc ở bán kết môn bóng đá nam ASIAD: Cũng Chửi! Thậm chí, vài năm trước, không đồng tình với việc một cô gái không biết canh cua nấu với rau gì trong chương trình Ai là triệu phú của VTV: cũng chửi luôn! Mà chửi bằng cả một đám đông. Chửi một cách thậm tệ và hung dữ. Có nghĩa, cứ khác với suy nghĩ của mình là chửi! Cứ thấy đáng chửi là chửi, mà không bao giờ thử đặt ngược vấn đề: với mình là đáng, nhưng với người khác, với những góc nhìn khác, trong những tiêu chuẩn khác thì nó có đáng không?
chửi bới khác với phản biện. Nếu phản biện luôn là chỉ dấu của văn minh thì chửi bới luôn là biểu hiện điển hình của u tối. Nếu phản biện được xây dựng trên cơ sở của những lập luận chín muồi của lý trí thì chửi bởi chỉ là những cơn thoả mãn cảm xúc đầy manh mún.
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của VB
2. Theo tác giả " chửi bới " khác vs "phản diện " như thế nào?
3. Là 1 người trẻ văn minh, anh chị sẽ làm gì khi đối mặc trước 1sự việc hay hiện tượng mà mình k đồng tình ?
4. Quang điểm " phản biện được xây dựng trên cơ sở của những lập luận chín mồi cả ở khía cạnh lí trí và cảm xúc?