Tập làm văn lớp 7

Team Vũ Cát Tường

Là HS em cần phải làm gì để hoàn thành nhiệm vụ của mình?

giúp mình với nha cảm ơn nhiềuhaha

Giang
9 tháng 9 2017 lúc 15:33

Trả lời:

Trách nhiệm của học sinh trong học tập

Trách nhiệm của mỗi học sinh chính là trách nhiệm trong học tập. Kiến thức rất bao la, không gói gọn trong bài giảng của thầy, trong học tập nhiệm vụ của mỗi học sinh là phải chú tâm, biết nghiên cứu, tìm tòi, khám phá những cái mới, phương pháp học tập của học sinh ở bậc ĐH, CĐ, TCCN khác với phương pháp học tập của học sinh phổ thông. Mặt khác, cách học và đạo đức trong việc học có ý nghĩa rất lớn, học phải đi đôi với hành, biết vận dụng kiến thức được học vào đời sống, để làm cuộc sống ý nghĩa hơn. Không học vẹt, học qua loa cho xong, vì đó chính là cách học không biết khơi sáng ngọn lửa tri thức mà dần dần sẽ giết chết tri thức.

Tính tự chủ, tự giác trong học tập là phải biết tự điều chỉnh hành vi trong học tập, giữ cho tâm tính ngay thẳng thật thà là một điều tốt. Ví dụ như trong một bài kiểm tra, học sinh có hành vi gian lận, thì đó chính là vô trách nhiệm đối với bản thân.

Hãy sống có trách nhiệm với chính cuộc đời các em, đừng bao giờ để chính bản thân mình chịu hậu quả vì sự buông thả, vô trách nhiệm của mình. Khi có ý thức phải chịu trách nhiệm về cuộc sống của bản thân, các em sẽ mạnh mẽ hơn, chín chắn hơn cũng như kiên cường hơn trong cuộc sống. Khi biết rằng có rất nhiều giây phút trong cuộc đời, chúng ta không thể bấu víu vào ai ngoại trừ bản thân chúng ta… bạn sẽ có trách nhiệm hơn với chính mình.

Trách nhiệm với những người thân quanh ta

Chúng ta có rất nhiều mối quan hệ, đó là quan hệ với cha mẹ, những người đã tạo ra hình hài và dạy dỗ ta nên người; thầy cô, từng nét chữ, từng phép tính cộng trừ, bao tri thức khoa học của nhân loại đến với ta hàng ngày từ sự tận tâm của những người thầy; bạn bè, chia sẻ niềm tin, khát vọng, mơ ước để cùng tiến bộ...

Mọi người đều nhìn chúng ta với biết bao niềm tin yêu và ước vọng. Tin ở sự vươn lên hàng giờ hàng ngày, ước vọng thành đạt. Tin nên dõi theo từng bước chân, ước vọng thành nhân. Chúng ta phải có trách nhiệm với những mối quan hệ đó, gìn giữ và bảo vệ. Đừng bao giờ tự tay phá bỏ những mối quan hệ tốt đẹp chỉ vì sự thiếu trách nhiệm của bản thân.

Gia đình là nền tảng xây dựng lên nhân cách của mỗi con người, một đứa trẻ sinh ra và lớn lên theo chiều hướng xấu hay tốt một phần là do ảnh hưởng của gia đình. Vì thế nên đối với gia đình, chúng ta phải rèn luyện cho mình thật sự ngoan ngoãn, lễ phép và yêu quý các thành viên khác. “Kính trên nhường dưới” là tiêu chuẩn đặc biệt cần chú trọng trong quan hệ gia đình.

Mặt khác, ta cũng cần phải biết chia sẻ và yêu thương. Sẽ không bao giờ thiệt thòi nếu ta cho đi yêu thương của chính mình.

Trách nhiệm với những việc mình làm, những gì mình nói, với từng hành vi...

Với công việc các em đừng làm qua loa, đừng làm chỉ để làm mà hãy làm thật tốt những gì người khác giao cho bạn. Đừng nghĩ mình phải bỏ ra quá nhiều mồ hôi công sức mà hãy nhớ rằng những gì mình bỏ ra chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng. Bạn đừng quên rằng, bất cứ công việc gì cũng cần phải có trách nhiệm mới làm tốt được. Hãy thử nghĩ, một tập thể mà ai cũng thiếu trách nhiệm với công việc thì công việc sẽ ra sao, tập thể đó sẽ ra sao?

Lời nói có sức mạnh cực kỳ to lớn, ta dễ cảm thấy an lòng hay trăn trở về một lời nói của một ai đó, tất khó để có thể quên được. Vậy nên nếu khi nói chuyện với một người nào đó, bạn không chú ý về ý nghĩa của những lời mình nói chắc chắn sẽ có ngày bạn phải dằn dặt, ân hận. Người xưa nói “ uốn lưỡi bảy lần rồi hãy nói”, đó là khuyên chúng ta nên cân nhắc lựa chọn từ ngữ cho phù hợp để không làm tổn thương nhau.

Nếu chúng ta không tự chịu trách nhiệm cho những lời mình nói, thích gì nói nấy thì những người xung quanh sẽ chẳng bao giờ xem trọng lời nói của bạn đâu. Vậy nên, trước khi nói, các bạn hãy học cách chịu trách nhiệm lời nói của mình, những gì bạn nói ra hãy ghi nhớ chúng để tự vấn lại chính mình.

Sống có trách nhiệm còn được thể hiện qua những hành động rất nhỏ trong đời sống, những thói quen hằng ngày mà chúng ta dần như quên đi vì nó quá quen thuộc. Ví dụ như việc đúng giờ, đúng hẹn cũng là sống có trách nhiệm. Đó là trách nhiệm với công việc của bản thân, trách nhiệm với uy tín và có trách nhiệm với người khác. Chỉ cần cúi xuống nhặt một cọng rác vứt bừa bãi là ta đã chung tay góp phần tạo nên một “ta” có trách nhiệm với môi trường, với những người xung quanh rồi.

Sống thoáng là sống thiếu trách nhiệm! Một bộ phận giới trẻ không ý thức được lối sống lành mạnh quan trọng như thế nào. Điều đó chứng tỏ họ thiếu hiểu biết, thiếu trách nhiệm với chính tương lai của mình.

Trách nhiệm là từ song hành cùng mỗi con người chúng ta. Nếu không sống cùng trách nhiệm thì bạn và những người thân của bạn sẽ không bao giờ có được hạnh phúc. Chúng ta kết nối với nhau, tồn tại và phát triển bằng những mối quan hệ và ràng buộc, đó chính là trách nhiệm.

“Live each day as it comes!” (Sống trọn vẹn mỗi ngày khi nó đến) là một trong những câu châm ngôn hay và rất đúng đắn với mỗi chúng ta. Sống có trách nhiệm còn là sống trọn vẹn mỗi ngày, không lãng phí từng phút từng giây. Tức là ta phải sống sao cho ý nghĩa với mọi việc, mọi người mà ta có trách nhiệm. Phải hoàn thành tốt công việc được giao hoặc tự mình đặt ra kế hoạch cho bản thân. Sắp xếp thời gian biểu để dành cho bản thân những giây phút nhẹ nhàng thoải mái mà trong điều kiện ta xứng đáng được hưởng. Ta nên dành thời gian cho người thân, bạn bè và những người quanh mình theo cách này hay cách khác. Tất nhiên sẽ không dễ dàng gì để làm được tất cả mọi việc một cách trọn vẹn, nhưng làm tốt được một trong những việc ta phải làm mỗi ngày sẽ mang lại cho ta một niềm phấn khởi mới, vui vẻ và tận hưởng cuộc sống một cách nhiệt thành hơn.

Chúc bạn học tốt!!!

Bình luận (0)
Minamoto Sakura
9 tháng 9 2017 lúc 15:38

NHẬN THỨC VỀ NHIỆM VỤ, TRÁCH NHIỆM

Trách nhiệm của HSSV trong học tập

Trách nhiệm của mỗi HSSV chính là trách nhiệm trong học tập. Kiến thức rất bao la, không gói gọn trong bài giảng của thầy, trong học tập nhiệm vụ của mỗi HSSV là phải chú tâm, biết nghiên cứu, tìm tòi, khám phá những cái mới, phương pháp học tập của HSSV ở bậc ĐH, CĐ, TCCN khác với phương pháp học tập của HS phổ thông. Mặt khác, cách học và đạo đức trong việc học có ý nghĩa rất lớn, học phải đi đôi với hành, biết vận dụng kiến thức được học vào đời sống, để làm cuộc sống ý nghĩa hơn. Không học vẹt, học qua loa cho xong, vì đó chính là cách học không biết khơi sáng ngọn lửa tri thức mà dần dần sẽ giết chết tri thức.

Tính tự chủ, tự giác trong học tập là phải biết tự điều chỉnh hành vi trong học tập, giữ cho tâm tính ngay thẳng thật thà là một điều tốt. Ví dụ như trong một bài kiểm tra, HSSV có hành vi gian lận, thì đó chính là vô trách nhiệm đối với bản thân.

Hãy sống có trách nhiệm với chính cuộc đời các em, đừng bao giờ để chính bản thân mình chịu hậu quả vì sự buông thả, vô trách nhiệm của mình. Khi có ý thức phải chịu trách nhiệm về cuộc sống của bản thân, các em sẽ mạnh mẽ hơn, chín chắn hơn cũng như kiên cường hơn trong cuộc sống. Khi biết rằng có rất nhiều giây phút trong cuộc đời, chúng ta không thể bấu víu vào ai ngoại trừ bản thân chúng ta… bạn sẽ có trách nhiệm hơn với chính mình.

Trách nhiệm với những người thân quanh ta

Chúng ta có rất nhiều mối quan hệ, đó là quan hệ với cha mẹ, những người đã tạo ra hình hài và dạy dỗ ta nên người; thầy cô, từng nét chữ, từng phép tính cộng trừ, bao tri thức khoa học của nhân loại đến với ta hàng ngày từ sự tận tâm của những người thầy; bạn bè, chia sẻ niềm tin, khát vọng, mơ ước để cùng tiến bộ...

Mọi người đều nhìn chúng ta với biết bao niềm tin yêu và ước vọng. Tin ở sự vươn lên hàng giờ hàng ngày, ước vọng thành đạt. Tin nên dõi theo từng bước chân, ước vọng thành nhân. Chúng ta phải có trách nhiệm với những mối quan hệ đó, gìn giữ và bảo vệ. Đừng bao giờ tự tay phá bỏ những mối quan hệ tốt đẹp chỉ vì sự thiếu trách nhiệm của bản thân.

Gia đình là nền tảng xây dựng lên nhân cách của mỗi con người, một đứa trẻ sinh ra và lớn lên theo chiều hướng xấu hay tốt một phần là do ảnh hưởng của gia đình. Vì thế nên đối với gia đình, chúng ta phải rèn luyện cho mình thật sự ngoan ngoãn, lễ phép và yêu quý các thành viên khác. “Kính trên nhường dưới” là tiêu chuẩn đặc biệt cần chú trọng trong quan hệ gia đình.

Mặt khác, ta cũng cần phải biết chia sẻ và yêu thương. Sẽ không bao giờ thiệt thòi nếu ta cho đi yêu thương của chính mình.

Trách nhiệm với những việc mình làm, những gì mình nói, với từng hành vi...

Với công việc các em đừng làm qua loa, đừng làm chỉ để làm mà hãy làm thật tốt những gì người khác giao cho bạn. Đừng nghĩ mình phải bỏ ra quá nhiều mồ hôi công sức mà hãy nhớ rằng những gì mình bỏ ra chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng. Bạn đừng quên rằng, bất cứ công việc gì cũng cần phải có trách nhiệm mới làm tốt được. Hãy thử nghĩ, một tập thể mà ai cũng thiếu trách nhiệm với công việc thì công việc sẽ ra sao, tập thể đó sẽ ra sao?

Lời nói có sức mạnh cực kỳ to lớn, ta dễ cảm thấy an lòng hay trăn trở về một lời nói của một ai đó, tất khó để có thể quên được. Vậy nên nếu khi nói chuyện với một người nào đó, bạn không chú ý về ý nghĩa của những lời mình nói chắc chắn sẽ có ngày bạn phải dằn dặt, ân hận. Người xưa nói “ uốn lưỡi bảy lần rồi hãy nói”, đó là khuyên chúng ta nên cân nhắc lựa chọn từ ngữ cho phù hợp để không làm tổn thương nhau.

Nếu chúng ta không tự chịu trách nhiệm cho những lời mình nói, thích gì nói nấy thì những người xung quanh sẽ chẳng bao giờ xem trọng lời nói của bạn đâu. Vậy nên, trước khi nói, các bạn hãy học cách chịu trách nhiệm lời nói của mình, những gì bạn nói ra hãy ghi nhớ chúng để tự vấn lại chính mình.

Sống có trách nhiệm còn được thể hiện qua những hành động rất nhỏ trong đời sống, những thói quen hằng ngày mà chúng ta dần như quên đi vì nó quá quen thuộc. Ví dụ như việc đúng giờ, đúng hẹn cũng là sống có trách nhiệm. Đó là trách nhiệm với công việc của bản thân, trách nhiệm với uy tín và có trách nhiệm với người khác. Chỉ cần cúi xuống nhặt một cọng rác vứt bừa bãi là ta đã chung tay góp phần tạo nên một “ta” có trách nhiệm với môi trường, với những người xung quanh rồi.

Sống thoáng là sống thiếu trách nhiệm! Một bộ phận giới trẻ không ý thức được lối sống lành mạnh quan trọng như thế nào. Điều đó chứng tỏ họ thiếu hiểu biết, thiếu trách nhiệm với chính tương lai của mình.

Trách nhiệm là từ song hành cùng mỗi con người chúng ta. Nếu không sống cùng trách nhiệm thì bạn và những người thân của bạn sẽ không bao giờ có được hạnh phúc. Chúng ta kết nối với nhau, tồn tại và phát triển bằng những mối quan hệ và ràng buộc, đó chính là trách nhiệm.

“Live each day as it comes!” (Sống trọn vẹn mỗi ngày khi nó đến) là một trong những câu châm ngôn hay và rất đúng đắn với mỗi chúng ta. Sống có trách nhiệm còn là sống trọn vẹn mỗi ngày, không lãng phí từng phút từng giây. Tức là ta phải sống sao cho ý nghĩa với mọi việc, mọi người mà ta có trách nhiệm. Phải hoàn thành tốt công việc được giao hoặc tự mình đặt ra kế hoạch cho bản thân. Sắp xếp thời gian biểu để dành cho bản thân những giây phút nhẹ nhàng thoải mái mà trong điều kiện ta xứng đáng được hưởng. Ta nên dành thời gian cho người thân, bạn bè và những người quanh mình theo cách này hay cách khác. Tất nhiên sẽ không dễ dàng gì để làm được tất cả mọi việc một cách trọn vẹn, nhưng làm tốt được một trong những việc ta phải làm mỗi ngày sẽ mang lại cho ta một niềm phấn khởi mới, vui vẻ và tận hưởng cuộc sống một cách nhiệt thành hơn.
RÚT RA BÀI HỌC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ DỰA TRÊN TRÁCH NHIỆM CỦA MÌNH
=> Là học sinh, em cần phải ra sức học tập, xây dựng ý chí tự lực, tự cường, tạo cho mình nhận thức cụ thể về con người - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt nam, tiếp thu tinh hoa-văn hóa nhân loại. Củ thể, em phải phát huy tinh thần sẵn sàng, thực hiện tốt 5 lời Bác Hồ dạy

Bình luận (0)
Kaori Miyazono
10 tháng 9 2017 lúc 14:04

Là học sinh em cần phải làm:

+) Ra sức học tập, nghiên cứu để nhận thức rõ con đường đi lên CNXH ở nước ta, kiên định lí tưởng “độc lập dân tộc và CNXH”. Xây dựng ý chí tự lực, tự cường, không chịu đói nghèo lạc hậu.
+) Thường xuyên học tập để không ngừng nâng cao trình độ học vấn, nhanh chóng tiếp cận và làm chủ được khoa học và công nghệ mới.
+) Nâng cao ý thức cảnh giác, kiên quyết đập tan âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ đất nước, phòng chống các tệ nạn xã hội, góp phần tích cực trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông và an ninh xã hội, quốc gia.
+) Tiếp thu và phát huy truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc, xây dựng lòng yêu nước nồng nàn, ý thức trách nhiệm công dân, phát huy tinh thần sáng tạo, vượt khó khăn, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng , văn minh.
+) Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt nam, tiếp thu tinh hoa-văn hóa nhân loại.
+) Phát huy tinh thần sẵn sàng, thực hiện lời Bác Hồ dạy ...

Bình luận (0)
Lê Dung
9 tháng 9 2017 lúc 15:33

nhiệm vụ nào bạn? yêu nước? học tập?

Bình luận (0)
Team Vũ Cát Tường
9 tháng 9 2017 lúc 15:37

đây là câu hỏi liên hệ trong bài tập làm văn nên mấy bạn rút ra các ý chính thôi nhé! thank you

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Hà Đào
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Vân
Xem chi tiết
Ki bo
Xem chi tiết
Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
Hàn Băng Tuyết Vy
Xem chi tiết
Tam Nguyen Thanh
Xem chi tiết
Thỏ bông
Xem chi tiết
Đứa Con Của Băng
Xem chi tiết
Phạm Ý
Xem chi tiết