Văn bản ngữ văn 8

Hello

L

Viết đoạn văn nghị luận về:
+Ý nghĩa của bài Hịch tướng sĩ
+Lòng tự hào dân tộc trong văn bản “Nước Đại Việt ta”
Thì mình làm sao vậy?

Cái này là của lớp 8 nha!Thx!

Nguyen
22 tháng 3 2019 lúc 5:14

1.Trần Quốc Tuấn là một vị tướng văn võ song toàn,người đã có công lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc Mông. Tên của ông luônmãi được khắc sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam cùng với những trang sử vàngcủa dân tộc. Tác phẩm “Hịch tướng sĩ”-áng văn bất hủ được ông viết trước cuộckháng chiến chống Nguyên-Mông lần II (1285) là lời hiệu triệu của toàn quân ratrận, nhưng cũng chất chứa một lòng yêu nước nồng nàn, thiết tha của vị Quốccông tiết chế này.

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước vàgiữ nước của dân tộc ta, những trang sử hào hùng đã ghi lại biết bao tấm gươngcủa các anh hùng, những vị lãnh đạo kiệt xuất. Họ đã cống hiến cả cuộc đời chonền độc lập nước nhà… và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một trong số những vịanh hùng như thế! Điểm nổi bật ở Ông là tấm lòng thiết tha yêu nước của Tấmlòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn đã thể hiện cao độ khi ông tố cáo tội ác củaquân thù bằng lời lẽ đanh thép. Với bản chất ngang tàng, hống hách, chúng khôngchỉ coi thường dân ta, mà còn sỉ nhục triều đình từ vua đến quan: “ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡicú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạn tể phụ”. Chúng ta càng căm tức bọn giặchơn nữa khi chứng kiến hành động rất tàn bạo, tham lam, nhằm vơ vét của cải củanhân dân: “thác mệnh hốt tất liệt mà đòingọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiêu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vơvét của kho có hạn”. Thật là một bọn cầm thú, chẵng khác nào dê, *** hổ đói, cú diều. Vậy mụcđích của tác giả khi tố cáo tội ác của quân thù là khích lệ lòng căm thù giặccủa tướng sĩ, của toàn dân và khơi gợi nỗi nhục mất nước của 1 dân tộc.

Trướcnạn ngoại xâm, quốc gia dân tộc đang lâm nguy. Trần Quốc Tuấn không khỏi bănkhoăn lo lắng, đến độ quên ăn, mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột. Nỗi lolắng đó được ông bày tỏ với binh sĩ: “Tathường đến bữa quên ăn, nữa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Nỗi niềm ấy được chuyển hóa, nâng lên thành niềm uấthận ngàn thâu, chứa chan trong lòng khi chưa rửa được nhục cho tổ quốc, quyếtkhông đội trời chung với giặc: “xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù.”Không chỉ căm thù giặc mà trầnQuốc Tuấn còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giànhlại độc lập cho dân tộc: “dẫu cho trăm thânnày phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” Trần Quốc Tuấn quả là một con người yêu nước thươngdân, ông đúng là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo để mà biết hy sinh bảnthân vì nước vì dân.

Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước,họ còn phải biết yêu thương binh sĩ. Và Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếutố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xôngpha trận mạc cũng như khi thái bình: “khôngcó mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức,lương ít thì ta cấp bổng, đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa”. Thật là cảm động thay cho tìnhsâu nghĩa nặng của ông đối với binh sĩ. Cũng chính nhờ tình cảm đó đã thắp lênngọn lửa yêu nước trong lòng họ.

Yêu thương, lo lắng binh sĩ không đơnthuần chỉ là những lời khuyên nhủ nhẹ nhành mà là nghiêm khắc, quyết liệt phêphán những việc làm sai trái của họ: thờ ơ, bàng quan trước vận mệnh tổ quốclâm nguy: “thấynước nhục mà không biết lo, thấy chủ nhục mà không biết thẹn, làm tướng triềuđình phải hầu quân giặc mà không biết tức”. Đó là những hành động hưởng lạc, ham vui, quên mấttrách nhiệm của mình đối với vận mệnh tổ quốc: “lấy việc chọi gà làm vui đùa, lấy việc đánh bạc làm tiêukhiển, hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con, hoặc lo làm giàu màquên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh, hoặc thích uống rượu, hoặcmê ca hát.” Những lời giáo huấn của ông thật ý nghĩa, nóđã thức tỉnh biết bao binh lính lầm đường lạc lối trở về con đường đúng đắn,giúp họ nhận thức hơn về độc lập dân tộc. Và hơn hết là chỉ ra những việc cầnlàm đó là hãy đề cao cảnh giác, đoàn kết với nhau trước nguy cơ bị nước ngoàilăm le bờ cõi, đặc biệt hãy chăm học “Binhthư yếu lược” dochính trần Quốc Tuấn biên soạn cũng là một cách rèn luyện để chiến thắng quânthù

Toàn bộ văn bản “Hịch tướng sĩ” của TrầnQuốc Tuấn đã chứng minh được một điều rằng: ông là một vị tướng kiệt suất tàiba, không những giỏi về quân sự mà còn văn chương xuất chúng, mấy ai sánh được.Ngoài ra ông còn thấm đẫm một niềm thương dân sâu sắc, là tiêu biểu cho lòngyêu nước lúc bấy giờ. Tác phẩm này của ông xứng đáng là một ánh thiên cổ hùngvăn trong nền văn học nước nhà. Tên tuổi của Ông đã gắn liền với những chiếncông hiển hách của dân tộc.

2.

Mùa xuân năm 1428, cuộc khánh chiến 10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân minh kết thúc thắng lợi. Nguyễn Trãi thay lời lê lợi viết bình ngô đại cáo tổng kết cuộc kháng chiến và tuyên bố mở ra kỉ nguyên độc lập tự do của dân tộc Đại việt. văn kiện lịch sử ấy đã trở thành 1 áng thiên cổ hùng văn , một tác phẩm bất hủ trong nền văn chương việt nam. bên cạnh giá trị tư tưởng lớn lao, ánh văn còn cho thấy 1 đặc điểm của văn chính luận. sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giũa lý kẽ và thực tế.

Đoạn trích nước đại việt ta chính là phần 1 của tác phẩm bình ngô đại cáo. ở phần này, bằng lý lẽ sắc bén và những dẫn chứng thực tế giàu sức thuyết phục, Nguyễn Trãi khẳng định 2 chân lý làm nền tảng để phát triển nọi dung bài cáo: tư tưởng nhân nghĩa và chân lý về chủ quyền độc lập dân tộc đại việt.

Mở đầu bài cáo, Nguyễn Trãi nêu lên tư tưởng nhân nghĩa

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân diếu phạt trước lo trừ bạo

Nhân nghĩa vốn là khái niệm đạo đức của của nho giáo trung hoa, được hiểu là lòng thương người, là việc Vần làm. cũng dung khái niệm nhân nghĩa,nhưng Nguyễn Trãi không nói nhân nghĩa chung chung. ông xác định rõ ràng cốt lõi của nhân nghĩa la yên dân, trừ bạo. mục đích cuối cùng của nhân nghĩa là yên dân , là làm cho dân được yên ổn, được an hưởng thái bình, hạnh phúc. muốn yên dân thì trước hết phải trừ bạo, phải trừ diệt mọi thế lực bạo tàn làm hại đến dân. cánh đặt vấn đệ như vậy thật khéo kéo va cao cường. đặt vào hoàn cảnh lúc bấy giờ, giặc minh nhân danh là đạo quân nhân nghĩa của thiên triều sang giúp nước nam vì" họ hồ chính sự phiền hà- để trong nước long dân oán hận", kì thực là sang xâm lược và gây ra bao tội ác khiến dân nam khốn khổ lầm than. nguyễn trãi mượn tư tưởng nhân nghĩa, mượn chính cái tư tưởng làm nên niềm tự hào của người trung hoa, để nói lên điều mà họ hok bjt hoặc cố tình hok bjt. nhân nghỉa của nho giáo chỉ được biểu hiện trong quan hệ giũa người với người, nhân nghĩa của Nguyễn Trãi mở rộng trong quan hệ giũa dân tộc với dân tộc. lý lẽ như zậy là mới mẻ và giàu sức thuyết phục.

sau khi nêu lên nguyên lý nhân nghĩa, Nguyễn Trãi khảng định chân lý về chủ quyền độc lập của dân tộc Đại Việt:

Như nước Đại việt ta từ trước

...

Song hào liệt đời nào cũng có

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, trong lý lẽ của mình, Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố xác đáng: đất nước có quốc hiệu riêng (đại việt), có nền văn hóa lâu đời, có phong tục tập quán riêng, có lịch sử tồn tại lâu dài qua các triều đại, có nhân tài hào kiệt. những yếu tố này đã xác định 1 quan niệm mới mẻ, phong phú và hoàn chỉnh zề quốc gia dân tộc. đặc biệt, việc nhans mạnh yếu tố văn hiến càng có ý nghĩa khi trong 10 thế kỉ đô hộ, bọn phong kiến phương bắc luôn tìm cách phủ định văn hiến nước nam để từ đó phủ định cả tư cách độc lập của dân tộc đại việt. khi nói về lịch sử tồn tại của dân tộc, ng trãi đưa ra những dẫn chứng cụ thể:

Từ triệu Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đương, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế 1 phương

Cánh triều đại xây dựng nền độc lập của đất nước được sánh ngang hàng với các triều dại phương bắc: mỗi bên xưng đế 1 phương. cách viết vừa sánh đôi, vừa đề cao đại việt bằng những từ ngữ có tính chất hiển nhiên tạo nên 1 giọng văn sang sảng niềm tự hào dân tộc. có thể xem đoạn văn là 1 bản tuyên ngôn độc lập.

Sức mạnh của nguyên lý nhân nghĩa và chân lý về chủ quyền độc lập dân tộ ctiếp tục được Nguyễn Trãi khẳng định bằng những dẫn chứng cụ thể trong thực tế lịch sử nước Nam

Vậy nên

...

Chứng cớ còn ghi

Hai chữ vậy nên chuyển đoạn văn rất khéo, diễn đạt logic của quan hệ nhân quả: kẻ nào xâm phạm chính nghĩa tất là quân phi nghĩa, phải chuốc lấy thất bại. các dẫn chứng được nêu theo trình tự lịch sử, từ lưu cung- vua nam hán đến triệu tiết - tướng nhà tống, cho đến toa đô và ô mã nhi- tướng nhà nguyên. cách nêu dẫn chứng cũng linh hạt và biến hoá, khi nhấn mạnh thất bại của giặc, khi ca ngợi chiến thắng oanh liệt của ta. lời khẳng định đanh thép ở cuói đoạn" việc xưa xem xét - chứng cớ còn ghi" một lần nưa nhấn mạnh chân lý nhân nghĩa, của chính nghĩa quốc gia dân tộc, đó là lẽ phải hok thể chối cãi được.

Đoạn văn mở đầu bài bình ngô đại cáo là 1 đoạn văn sáng ngời chính nghĩa, được viết bởi 1 trí tuệ sắc sảo và 1 trái tim yêu nước thương dân. đoạn văn có ý nghĩa tiêu biểu cho áng thiên cổ hùng văn, thể hiện sức mạnh của văn chính luận Nguyễn Trãi: kết hợp giữa lý lẽ chặt chẽ và thực tế, tạo nên sức thuyết phục mạnh mẽ.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
phamanhkhoa
Xem chi tiết
Hiếu Đỗ
Xem chi tiết
hiển nguyễn
Xem chi tiết
Bé Heo
Xem chi tiết
Văn Ngọc Hà Anh
Xem chi tiết
Trần gia hào
Xem chi tiết
Lê Nhật Anh
Xem chi tiết
Quân dora
Xem chi tiết
Hana
Xem chi tiết