Trích các mẫu thử
Cho các mẫu thử tác dụng với nhau kết quả có bảng sau:
NaHSO4 | Mg(HCO3)2 | Ca(HCO3)2 | Na2CO3 | KHCO3 | |
NaHSO4 | - | ↑ | ↓;↑ | ↑ | ↑ |
Mg(HCO3)2 | ↑ | - | - | ↓ | - |
Ca(HCO3)2 | ↓;↑ | - | - | ↓ | - |
Na2CO3 | ↑ | ↓ | ↓ | - | - |
KHCO3 | ↑ | - | - | - | - |
Từ bảng trên ta nhận ra:
4 khí;1 kết tủa là NaHSO4
1 khí là KHCO3
1 kết tủa;1 khí là Mg(HCO3)2
2 kết tủa;1 khí là Ca(HCO3)2 (chỉ trong 2 TN)
2 kết tủa ; 1 khí là Na2CO3 ( có trong 3 TN)
Câu 2:
+ Có 5 dd là NaHSO4, Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2, Na2CO3, KHCO3.
+ Trộn lần lượt các dd này với nhau:
-> Có 1 chất khi cho vào 4 chất còn lại đều tạo khí, chất đó là NaHSO4 (vì NaHSO4 có tính axit do chứa gốc axit mạnh HSO4 - ):
2NaHSO4 + Mg(HCO3)2 -> MgSO4 + Na2SO4 + 2H2O + 2CO2↑
2NaHSO4 + Ca(HCO3)2 -> CaSO4↓ + Na2SO4 + 2H2O + 2CO2↑
2NaHSO4 + Na2CO3 -> 2Na2SO4 + H2O + CO2↑
2NaHSO4 + 2KHCO3 -> Na2SO4 + K2SO4 + 2H2O + CO2↑
-> Biết được NaHSO4, ta dễ dàng biết các chất khác vì:
+ Cho NaHSO4 vào 4 dd còn lại thì:
-> Có một chất vừa tạo kết tủa và vừa tạo khí với NaHSO4 là Ca(HCO3)2:
2NaHSO4 + Ca(HCO3)2 -> CaSO4↓ + Na2SO4 + 2H2O + 2CO2↑
-> Có 3 chất chỉ tạo khí với NaHSO4 là : Mg(HCO3)2, Na2CO3, KHCO3 (PTHH như trên)
Đặt 3 chất chưa nhận biết này là nhóm (*)
Đun nóng 3 chất ở nhóm (*):
-> Chất nào đun xong mà không có hiện tượng là Na2CO3 (vì Na2CO3 không bị nhiệt phân, có trong SGK 9)
-> Chất nào khi đun có khi thoát ra và có hơi nước ngưng tụ là Mg(HCO3)2 và KHCO3:
Mg(HCO3)2 -> MgCO3 + H2O + CO2↑ (t*)
2KHCO3 -> K2CO3 + H2O + CO2↑ (t*)
Ta thu lấy 2 chất sản phẩm là MgCO3 và K2CO3 từ 2 phương trình trên. -----------nhóm (**)
Sau đó lấy 2 chất sản phẩm này cho vào 1 dd bất trong 4 dd đề cho (trừ NaHSO4)
+ Như ta biết khái niệm dd thì phải có nước. VD: dd Na2CO3 gồm H2O và muối Na2CO3. Lấy nước trong dd Na2CO3 làm thuốc thử:
-> Nếu chất nào trong nhóm (**) tan trong dd Na2CO3 có lẫn nước -> Chất đó là K2CO3 -> Chất ban đầu là KHCO3.
-> Nếu chất nào trong nhóm (**) không tan trong dd Na2CO3 có lẫn nước -> Chất đó là MgCO3 -> Chất ban đầu là Mg(HCO3)2.
Chú ý: bạn cần phân biệt khi cho MgCO3 và K2CO3 vào dd Na2CO3 không phải là để phân biệt bằng phản ứng mà là để phân biệt bằng cách xem chất nào tan, chất nào không tan. Vì Na2CO3 có chứa nước (H2O) nên ta có thể làm cách này.