Thế nào là áp suất khí quyển? Áp suất này tác dụng lên các vật trong khí quyển theo phương nào? Nêu ví dụ cho thấy tác dụng của áp suất khí quyển?
Giúp mik vs ạ THANKS M.N NHIỀU
Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không do áp suất khí quyển gây ra
A.Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.
B.Con người có thể hít không khí vào phổi.
C.Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn.
D.Vật rơi từ trên cao
Giải thích các hiện tượng sau :
a) Vì sao khi hút hết không khí trong hộp sữa ra ngoài thì hộp sữa bị móp méo theo nhiều phía ?
b) Tại sao nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ ở phía trên ? Tác dụng của lỗ hở này là gì ?
c) Lấy một ống hút nhúng ngập vào nước, lấy ngón tay bịt một đầu trên của ống thì khi lấy ống hút ra nước không chảy ra ngoài. Hãy giải thích tại sao ?
Xét thí nghiệm Tô-ri-xe-li (H.9.5) và trả lời câu hỏi:
C5- Các áp suất tác dụng lên A(ở ngoài ống) và lên B(ở trong ống) có bằng nhau không? tại sao?
C6- Áp suất tác dụng lên A là áp suất nào? Áp suất tác dụng lên B là áp suất nào?
C7- Hãy tính áp suất tại B, biết trọng lượng riêng của thủy ngân(hg) là 136000N/m3. Từ đó suy ra độ lớn của áp suất khí quyển.
Năm 1654, Ghê rich(1602-1678), thị trường thành phố Mác đơ buốc của đức đã làm thì nghiệm sau:
Ông lấy hai bán cầu đóng rỗng, đường kính khoảng 30cm, mép được mài nhẵn, úp chặt vào nhau sao cho không khí không lọt vào được. sau đó dung máy bơm rút không khí bên trong quả cầu rồi đóng khóa van lại. Người ta phải dung hai đàn ngựa mỗi đàn 8 con mà cũng không kéo rời hai bán cầu rời ra.
Hãy giải thích tại sao?
một bình hình trụ cao 2h=2m,được ngăn cách bởi mép ngăn nằm ngang . nửa trên chứa nước , nửa dưới là không khí có áp suất bằng áp suất khí quyển bên ngoài P0=10^5 Pa . ở vách ngăn có mở một lỗ nhỏ sao cho nước bắt đầu chảy vào phần dưới của bình . lớp nước ở đáy bình sẽ có độ dày tối đa là bao nhiêu để không khí không qua lỗ nhỏ ra ngoài . biết áp suất không khí ở bình khi lớp nước có độ dày x là : Px=P0.h/(h-x) , dn=10^4(N/m^3)
Tìm áp suất tổng cộng do khí quyển và nước tác dụng lên các sinh vật sống ở đáy biển sâu 20 m so với mặt nước (theo đơn vị Pa và atm). Cho biết áp suất khí quyển trên mặt nước là 1 atm, trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3.