Khi cọ xát 2 vật với nhau mà một vật bị nhiễm điện thì sẽ xảy ra 2 trường hợp:
- Một vật nhiễm điện âm thì các êlectrôn từ vật còn lại đã dịch chuyển sang vật đó -> Vật còn lại bị mất bớt êlectrôn -> Vật còn lại nhiễm điện dương
- Một vật nhiễm điện dương thì các êlectrôn từ vật đó đã dịch chuyển sang vật còn lại -> Vật còn lại bị nhận thêm êlectrôn -> Vật còn lại nhiễm điện âm
=> Khi cọ xát 2 vật với nhau mà một vật bị nhiễm điện thì không bao giờ có trường hợp vật còn lại không bị nhiễm điện
- Khi cọ xát hai vật với nhau thì một vật được cọ xát sẽ được nhận thêm electron từ vật dùng để cọ xát nên vật được cọ xát sẽ mang điện tích âm( thừa electron ) và vật dùng để cọ xát thì khi mất đi electron thì lượng hạt nhân trong vật dùng để cọ xát sẽ thừa ra nên vật dùng để cọ xát sẽ mang điện tích dương ( thừa hạt nhân).
- Vậy khi cọ xát hai vật với nhau thì không thể có trường hợp là chỉ có một vật bị nhiễm điện và vật còn lại không bị nhiễm điện.
dc. vì Khi 2 vật tiếp xúc chặt chẽ với nhau thì chúng có khả năng truyền 1 số eletron. Khi được cọ xát, số lượng các điểm tiếp xúc chặt chẽ với nhau tăng lên rất lớn, chính vì thế, số e di chuyển từ vật này sang vật kia cũng tăng đáng kể. Lúc đó, 1 vật thừa e và 1 vật thiếu e, dẫn đến hiện tượng tích điện! Vật thừa e tích điện âm, thiếu e tích điện dương! Đó là bản chất của nhiễm điện do cọ xát!
Trên đây cũng chính là 1 phần của thuyết electron: Do khối lượng của e rất nhỏ nên tính linh động của chúng rất lớn. Vì thế, ở 1 điều kiện nào đó như cọ xát, nung nóng, e có thể bứt ra khỏi nguyên tử này để chuyển sang nguyên tử khác, làm cho các vật nhiễm điện!
Còn về e tự do trong kim loại thì khá khó giải thích và định nghĩa! Đây là vấn đề mang tính công nhận nhiều hơn! Tức là ở đây, ta công nhận về việc có mặt của e tự do trong kim loại. Các e này có thể di chuyển được trong 1 vùng không gian rất lớn, lớn hơn nhiều lần kích thước phân tử của vật! Và cũng chính nhờ sự có mặt với mật độ lớn của các e này nên kim loại có tính dẫn điện!