Phải mắc nối tiếp Vs Dd , cực dương của ampe hướng về cực dương của nguồn điện cực âm của ampe hướng về cực âm của nguồn điện
Phải mắc nối tiếp Vs Dd , cực dương của ampe hướng về cực dương của nguồn điện cực âm của ampe hướng về cực âm của nguồn điện
khi dùng vôn kế để đo hiệu điện thế chạy qua một dây dẫn thì phải mắc nó vào mạch như thế nào? phải mắc như thế nào để kim của vôn kế không quay ngược
Câu 36:Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là sai ?
A.Để đo cường độ dòng điện phải mắc ampe kế với dụng cụ cần đo
B. Để đo hiệu điện thế hai đầu một dụng cụ cần mắc vôn kế song song với dụng cụ cần đo
C. Để đo điện trở phải mắc oát kế song song với dụng cụ cần đo . (x)
D. Để đo điện trở một dụng cụ cần mắc một ampe kế nối tiếp với dụng cụ và một vôn kế song song với dụng cụ đó.
Câu 44: Công suất điện cho biết :
A. Khả năng thực hiện công của dòng điện .
B. Năng lượng của dòng điện.
C. Lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian.
D. Mức độ mạnh, yếu của dòng điện.
hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm 2 nguồn điện mắc nối tiếp , 1 khóa K ở trạng thái đóng 2 đèn mắc song song , 1 vôn kế hiệu điện thế của bộ nguồn, 1 Ampe kế đo cường độ dòng điện của mạch chính, 1 Ampe kế đo cường độ dòng điện của đèn 1. biết vôn kế chỉ 9 V Ampe kế mạch chỉ 2,2 A, Ampe kế đo đèn 1 chỉ 1,1 A, xác định hiệu điện thế của 2 đèn và cường độ dòng điện qua đèn 2
Khi dùng Ampe kế xoay chiều để đo cường độ dòng điênn chạy qua bóng đèn thì nó chỉ 1,5A. nếu đổi chỗ hai đầu phích cắm vào đầu của am pe kế thì kim chỉ của ampe kế sẽ là:
A.Quay trở về giá trị 0
B.Giao động quanh giá trị 0 với biên độ 1,5A
C.Vẫn chỉ giá trị cũ là 1,5A
D.Quay ngược lại và chỉ -1,5A
Một điện trở R = 5 Ω được mắc vào hiệu điện thế UAB = 30V.
a) Tính cường độ dòng điện chạy qua điện trở.
b) Mắc vôn kế có điện trở Rv = 3000 Ω vào hai điểm A, B như hình 3:
Hỏi cường độ dòng điện chạy qua R khi đó có thay đổi không? Nếu có thì thay đổi như thế nào?
c) Tính cường độ dòng điện chạy qua vôn kế, cường độ dòng điện mạch chính. Có nhận xét gì về sự ảnh hưởng của vôn kế khi mắc vào mạch điện.
Bài 1. Giữa hai điểm M, N của mạch điện, hiệu điện thế luôn bằng 12V, người ta mắc nối tiếp 2 điện trở R1 và R2, mà R1 = 15Ω. Cường độ dòng điện chạy qua mạch điện là 300mA
a) Tính điện trở R2
b) Điện trở R1 là một dây dẫn làm bằng nikelin có điện trở suất là 0,4.10^-6m, đường kính tiết diện 0,2 mm. Tính chiều dài dây dẫn này.
c) Người ta mắc thêm một điện trở vào đoạn mạch MN sao cho CĐDĐ dòng điện chạy qua mạch MN tăng, Vẽ các sơ đồ mạch điện có thể.
Bài 2. Cho mạch điện gồm: R3 nt (R1//R2). Ampe kế A1 đo cường độ dòng điện qua R1, ampe kế A2 đo cường độ dòng điện qua R2. Biết R1 = 20Ω, R3 = 10Ω. Ampe kế A1 chỉ 1,5 A, ampe kế A2 chỉ 1,0A.
a) Tính R2 và hiệu điện thế toàn mạch
b) Chỉ với điện trở trên,muốn CĐDĐ dòng điện chạy qua mạch lúc này giảm đi ta phải thay đổi như thế nào và CĐDĐ lúc này là bao nhiêu ?
Cho một đoạn mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Biết. R2 = 18 ôm. Vôn kế chỉ 28V, ampe chỉ 0,7A a/ Tính điện trở R1, từ đó suy ra hiệu điện thế giữ hai đầu đoạn mạch AB. b/ Để cường độ dòng điện giảm đi 2 lần, người ta mắc nối tiếp thêm vào mạch điện trở R3. Tính R3
Giữa hai điểm M,N mạch điện MN, hiệu điện thế không đổi có mắc một ampe kế nối tiếp với đoạn mạch song song gồm 2 điện trở R1=10Ω, R2=20Ω, ampe kế chỉ 1,5A
a/ Tính điện trở tương đương của đoạn mạch
b/ Tính cường độ dòng điện đi qua mỗi điện trở
c/ Tính công của dòng điện trong 2h (kWh)
d/ Thay R1 và R2 bằng một dây dẫn sao cho số chỉ của ampe kế vẫn như cũ. Tính R, biết rằng S=0.2mm2 và P=0,4.10-6Ωm
Ngày mai mình thi rồi, mong mọi người giúp mình câu hỏi này!
Để làm một nam châm điện có từ trường mạnh mà số vòng dây không đổi thì cần phải làm thế nào?
A Tăng cường độ dòng điện chạy qua vòng dây.
B Giảm cường độ dòng điện chạy qua vòng dây
C Mắc thêm các điện trở trước ống dây
D Mắc thêm các điện trở sau ống dây