Bài 4: Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của các hàm số sau:

a) \(\dfrac{x-1}{x+1};\)                                       b) \(\dfrac{-2x}{x+1}\);

c) \(y=\dfrac{x^2-3x+6}{x-1};\)                       d) \(y=\dfrac{-x^2+2x-4}{x-2};\)

e) \(y=\dfrac{2x^2+3x-5}{x+2};\)                     g) \(y=\dfrac{x^2-2x-3}{-x+2}\).

 

datcoder
27 tháng 9 lúc 0:18

a) \(y = \frac{{x - 1}}{{x + 1}}\)

1) TXĐ: \(x \in \mathbb{R}\left\{ { - 1} \right\}\)

2) Sự biến thiên

\(y' = \frac{2}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}} > 0\;\) với mọi \(x \ne  - 1\)

Bảng biến thiên:

Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\) và \(\left( { - 1; + \infty } \right)\)

Hàm số không có cực trị

3) Đồ thị

Giao điểm đồ thị với trục tung: \(\left( {0; - 1} \right)\)

Giao điểm đồ thị với trục hoành: \(\left( {1;0} \right)\)

Đồ thị đi qua các điểm: \(\left( {0; - 1} \right)\), \(\left( {1;0} \right)\)

b) \(y = \frac{{ - 2x}}{{x + 1}}\)

1) TXĐ: \(x \in \mathbb{R}\backslash \left\{ { - 1} \right\}\)

2) Sự biến thiên

 với mọi \(x \ne  - 1\)

Bảng biến thiên:

Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty , - 1} \right) \cup \left( { - 1,\infty } \right)\)

3) Đồ thị

Giao điểm đồ thị với trục tung: \(\left( {0;0} \right)\)

Giao điểm đồ thị với trục hoành: \(\left( {0;0} \right)\)

c) \(y = \frac{{{x^2} - 3x + 6}}{{x - 1}}\)

1) TXĐ: \(x \in \mathbb{R}\backslash \left\{ 1 \right\}\)

2) Sự biến thiên

Ta có \(y = \frac{{{x^2} - 3x + 6}}{{x - 1}}\)\( = x - 2 + \frac{4}{{x - 1}}\)

\(y' = 1 - \frac{4}{{{{(x - 1)}^2}}}\)\( = \frac{{{x^2} - 2x - 3}}{{{{(x - 1)}^2}}}\)

Xét \(y' = 0\)\( \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 3\\x =  - 1\end{array} \right.\)

Bảng biến thiên

Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty , - 1} \right),\left( {3, + \infty } \right)\). Nghịch biến trên khoảng \(\left( { - 1,1} \right),\left( {1,3} \right)\)

3) Đồ thị

Giao điểm đồ thị với trục tung: \(\left( {0; - 6} \right)\)

d) \(y = \frac{{ - {x^2} + 2x - 4}}{{x - 2}}\)

Hàm số trên xác định trên R\{2}

Ta có \(y = \frac{{ - {x^2} + 2x - 4}}{{x - 2}}\)\( =  - x - \frac{4}{{x - 2}}\)

          \(y' =  - 1 + \frac{4}{{{{(x - 2)}^2}}}\)\( = \frac{{ - {x^2} + 4x}}{{{{(x - 2)}^2}}}\)

Xét \(y' = 0\)\( \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = 4\end{array} \right.\)

Từ đó ta có bảng biến thiên là

Từ bảng biến thiên ta thấy

Hàm số đồng biến \(y = \frac{{ - {x^2} + 2x - 4}}{{x - 2}}\)trên các khoảng \((0;2)\) và \((2;4)\)

Hàm số nghịch biến \(y = \frac{{ - {x^2} + 2x - 4}}{{x - 2}}\)trên các khoảng \(( - \infty ;0)\) và \((4; + \infty )\)

Ta có đồ thị hàm số là

e) \(y = \frac{{2{x^2} + 3x - 5}}{{x + 2}}\)

Hàm số xác định trên R\{-2}

Ta có \(y = \frac{{2{x^2} + 3x - 5}}{{x + 2}}\) \( = 2x - \frac{{x + 5}}{{x + 2}}\)

           \(y' = 2 + \frac{3}{{{{(x + 2)}^2}}}\)

Vì \(y' > 0\)với \(x \in R/\left\{ { - 2} \right\}\)

Nên hàm số luôn đồng biến với \(x \in R/\left\{ { - 2} \right\}\)

Ta có đồ thị hàm số là

g) \(y = \frac{{{x^2} - 2x - 3}}{{ - x + 2}}\)

Hàm số xác định trên R/{2}

Ta có : \(y = \frac{{{x^2} - 2x - 3}}{{ - x + 2}}\) \( =  - x + \frac{3}{{x - 2}}\)

           \(y' =  - 1 - \frac{3}{{{{(x - 2)}^2}}}\)

Vì \(y' < 0\)với \(x \in R/\left\{ 2 \right\}\)

Nên hàm số luôn nghịch biến với \(x \in R/\left\{ 2 \right\}\)

Ta có đồ thị hàm số là