Quá trình tiếp xúc với ngôn ngữ ấn-Âu bắt đầu từ thế kỉ XIX, sau khi thực dân Pháp hoàn thành việc xâm chiếm nước ta, biến nước ta thành thuộc địa của chúng. Tiếng Pháp là nguồn chủ yếu của những từ gốc ấn-Âu trong tiếng Việt. Sau đó là những từ gốc Anh, Mỹ và cuối cùng là những từ gốc Nga.
So với những từ gốc Hán, những từ gốc ấn-Âu chiếm số lượng ít hơn, do chúng được tiếp nhận sau, khi tiếng Việt đã có diện mạo tương đối ổn định . Những từ gốc ấn- Âu chủ yếu được tiếp nhận để diễn đạt những khái niệm thuộc lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, hoặc những khái niệm có liên quan đến những sinh hoạt hành chính, công vụ hay quân sự. Cụ thể:
- Từ chỉ những sản phẩm hàng hoá: ximăng, xàphòng, sơmi, len, áo ghilê, ...
- Thuật ngữ khoa học kĩ thuật: ête, ampe, compa, bêtông, canxi, vitamin,...
- Thuật ngữ âm nhạc: acmônica, tănggô, viôlông, guita,...
- Thuật ngữ quân sự, hành chánh: canông, lôcốt, moócchê, ca, kíp, ...
-Từ mượn là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài (ngôn ngữ cho) để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận. ... Từ mượn xuất hiện trong một ngôn ngữ khi từ đó được nhiều người nói ngôn ngữ đó sử dụng và mang một ý nghĩa nhất định
Còn từ mượn ấn-âu đơn giản là từ mượn của các nước Châu Âu cụ thể như Nga , Pháp , Anh ,... tuy nhiên nó đã được biến đổi về cách đọc lẫn cách viết
Tình hình tiếp xúc của tiếng Việt với các ngôn ngữ ấnÂu
Quá trình tiếp xúc với ngôn ngữ ấn-Âu bắt đầu từ thế kỉ XIX, sau khi thực dân Pháp hoàn thành việc xâm chiếm nước ta, biến nước ta thành thuộc địa của chúng. Tiếng Pháp là nguồn chủ yếu của những từ gốc ấn-Âu trong tiếng Việt. Sau đó là những từ gốc Anh, Mỹ và cuối cùng là những từ gốc Nga.
So với những từ gốc Hán, những từ gốc ấn-Âu chiếm số lượng ít hơn, do chúng được tiếp nhận sau, khi tiếng Việt đã có diện mạo tương đối ổn định . Những từ gốc ấn- Âu chủ yếu được tiếp nhận để diễn đạt những khái niệm thuộc lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, hoặc những khái niệm có liên quan đến những sinh hoạt hành chính, công vụ hay quân sự. Cụ thể:
- Từ chỉ những sản phẩm hàng hoá: ximăng, xàphòng, sơmi, len, áo ghilê, ...
- Thuật ngữ khoa học kĩ thuật: ête, ampe, compa, bêtông, canxi, vitamin,...
- Thuật ngữ âm nhạc: acmônica, tănggô, viôlông, guita,...
- Thuật ngữ quân sự, hành chánh: canông, lôcốt, moócchê, ca, kíp, ...
4.2. Cách thức vay mượn:
Có hai cách thức vay mượn: trực tiếp và gián tiếp.
4.2.1. Vay mượn trực tiếp: Mượn cả âm lẫn nghĩa và dĩ nhiên có sự biến đổi nhất định cho phù hợp hệ thống ngữ âm tiếng Việt.Hình thức ngữ âm có thể biến đổi theo các dạng chủ yếu sau đây:
a/- Chuyển âm: Những phụ âm đầu hoặc âm cuối nào không có trong tiếng Việt sẽ được chuyển sang một âm gần gũi về phương thức và vị trí phát âm . Cụ thể:
+ Âm cuối / b / , / f / > / p /.
Thí dụ: double > đúp, chef > sếp.
+ Âm cuối / d /, / g / , / s / được chuyển sang âm bẹt đầu lưỡi.Thí dụ:
Mode > mốt ; vis > vit ; mousse > mut ; chemise > sơmi
fromage > phó mát .
+ Âm cuối / z / được chuyển thành / k /. Thí dụ:
Fermeture > phẹc mơ tuya ; marge > mac (đường kẻ biên trên tờ giấy ).
+Âm đầu: / p / > /b / . Thí dụ:
Palabre > ba láp ; pardessuse > ba đờ xuy.
+ Âm chính có nhiều cách chuyển đổi cho phù hợp. Thí dụ:
Timbale > tanh banh ; olive >ô liu ; sausisse > xúc xích ;
chef > sếp.
b/-Giảm âm: Có nhiều cách giảm âm:
+ Giảm đi một phụ âm trong nguyên âm đôi của ngôn ngữ được vay mượn.
Fromage > phó mát ; crem > kem ; gram > gam;
Riêng với các tổ hợp Bl, Cl , Gl, Pl thì phụ âm thứ hai thường được giữ lại vì L là âm vang và ở vị trí dễ phát âm. Thí dụ:
Bloc > lốc ; cyclo > xích lô ; complet > com lê.
+ Giảm hẳn một âm tiết trong nguyên ngữ. Thí dụ:
equipe > kip ; course > cua ; caisse > két.
c/- Thêm âm: có thể thêm âm bằng cách âm tiết hoá các phụ âm đôI hay lặp lại một phụ âm nhằm tạo ra những tù mà âm cuối của âm tiết này trùng với âm đầu của âm tiết đứng sau đó. Thí dụ:
Crem > cà rem ; gram > gờ ram ; scandale > xì căng đan.
Super > súp pe ; roquette > rốc két ; sacoche > xắc cốt.
d/- Thêm âm: dưới các hình thức cụ thể sau:
+ Vần mở thường mang thanh ngang hoặc thanh huyền.Thí dụ:
Chaland > sà lan ; brancard > băng ca ; depart > đề pa.
( Những trường hợp kiểu kí lô ít khi xảy ra.)
+ Các vần khép tận cùng bằng phụ âm tắc / p/, / t / , / k / dược chuyển sang thanh sắc hoặc thanh nặng. Thí dụ:
Lít , xúc xích , mốt , rờ móc , rờ moọc , cạc ( các ) tông.
Cần chú ý là những hình thức biến âm trên không biệt lập mà nhiều khi được kết hợp với nhau làm thay đổi hình thức ngữ âm của cùng một từ.
4.2.2. Vay mượn gián tiếp: Vay mượn gián tiếp dưới hai hình thức: dịch nghĩa và vay mượn thông qua một ngôn ngữ khác.
- Dịch nghĩa hay suy phỏng. Thí dụ:
Gardeboue > chắn bùn ; ultrason > siêu âm ; sofware > phần mềm.
- Vay mượn từ của một ngôn ngữ khác thông qua tiếng Hán . Thí dụ, các trường hợp vay mượn ở các từ: câu lạc bộ , Anh, Pháp, Mĩ, Mạnh Ðức Tư Cưu , Kha Luân Bố.
Vay mượn trong ngôn ngữ là một hiện tượng tất yếu . Ðồng thời với việc làm giàu cho ngôn ngữ, chúng có tác dụng mở rộng nhận thức về thế giới khách quan của dân tộc trong đà phát triển văn minh chung của xã hội loài người. Vay mượn là cần thiết, tuy nhiên lạm dụng từ vay mượn là điều đáng phê phán.