Kết thúc truyện Sống chết mặc bay,nhà văn Phạm Duy Tốn có viết:
"Âý , trong khi quan lớn ù ván bài to nhưu thế,thì ở khắp nơi miền đó,nước tràn lênh láng,xoáy thành vực sâu,nhà cửa trôi băng,lúa má ngập hết;kẻ sống không có chỗ ở,kẻ chết không có nơi chôn,lênh đênh mặt nước ,chiếc bóng bơ vơ,tình cảm thảm sầu,kể sao cho xiết!"
Viết 1 đonạ văn cảm nghĩ của em về cách kết thúc đó.
*Dàn ý nhé!
Mở đoạn:giới thiệu sơ lược về tác giả và tác phẩm,cảm nghĩ của người viết về phần kết truyện.
-Phạm Duy Tốn là một trong những nhà văn mở đường cho nền văn học hiện đại VN.
-"Sống chết mặc bay" là tác phẩm hiện thực phê phán cuộc sống lầm than của nhân dân và tố cáo cuộc sống phê phớn vô trách nhiệm của giai cấp thống trị.
-Kết thúc truyện để lại ấn tượng khó quên.
Thân đoan
-Khâm phục tài năng thấu hiểu tư tưởng nhân đọa của nhân vật khi tạo ra kết thúc truyện độc đáo. Đó là sự tương phản gay gắt giữa bi kịch người dân trước thảm cảnh đê vỡ và niềm và niềm vui đươc bạc của quan lại,tố cáo xã hội đương thời.
+Niềm thương ảm xót xa trước kết cục bi thảm:Đó là sự chết chóc,đáng thương,cuộc sống cơ cực,lầm than,nỗi khổ cuối cùng của người dân trước cảnh đê vỡ.
+Lên án thái độ vô trách nhiệm,vô lương tâm , lo hưởng thụ niềm vui được bạc của bọn quan lại để tố cáo xã hội đương thời,điển hình là quan phụ mẫu.
Kết đoạn:Liên hệ vs cuộc sống xã hội và bản thân.
Trong các văn bản mà tôi đã được học, văn bản gây nhiều ấn tượng với tôi nhất đó là "Sống chết mặc bay" do tác giả Phạm Duy Tốn sáng tác. Bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật, "Sống chết mặc bay" đã lên án tên quan phủ "lòng lang dạ thú". Trong khi nhân dân thì thì đang vật lộn với mưa cố gắng giữ đê không bị vỡ thì hắn lại yên thân ở trong triều, lại còn chơi đánh bài tổ tôm một cách sung sướng. Cho đến khi đất nước lâm nguy thì đã muộn màng. Sau khi đọc xong văn bản này em tự nhủ rằng không nên quá chủ quan. Vì nếu như chúng ta quá chủ quan thì sẽ để lại những hậu quả khó lường giống như tên quan phủ ở trong bài.Đây là một văn bản hay và có ý nghĩa
Với cách kết hợp tài tình giữa phép tương phản và tâng cấp, Phạm Duy Tốn đã thể hiện rõ thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu trong tác phẩm "Sống chết mặc bay" - một tên "lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi lũ con dân của mình đang "chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói: "Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng , thời ông bỏ tù …..! Có biết không?..." rồi đuổi ra.
Thật đúng là kẻ vô lương tâm, độc ác! Liệu cái xã hội có đầy rẫy nhưng kẻ như vậy sẽ ra sao đây! Phải nói rằng, tác phẩm "Sống chết mặc bay" quả là một tác phẩm tuyệt vời!
Gợi ý :
Phép liệt kê được sử dụng trong đoạn văn trên là:
- Nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết.
+ Xét về cấu tạo : liệt kê không theo từng cặp
+ Xét về ý nghĩa : Liệt kê tăng tiến
Tác dụng: thể hiện rõ nét bản chất xấu xa "lòng lang dạ thú" của tên quan phụ mẫu, sự thờ ơ trước cảnh lầm than, cơ cực mà con dân đang phải gánh chịu.