Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Lê Minh Phương

kể về niềm vui của em vào ngày tết

 

Thảo Phương
12 tháng 12 2016 lúc 11:50

Dòng thời gian cứ lặng lẽ trôi đi. Khi cái giá rét lạnh lẽo của mùa đông dần dần tan biến, những nụ hoa dần hé nở, cây cối lại được khoác lên mình chiếc áo xanh non quyến rũ báo hiệu một mùa xuân mới tràn đầy sức sống, tươi vui đang tràn về. Tất cả lại cùng đưa tiễn năm cũ và hân hoan, phấn khởi đón chào một năm mới đang đến với mong muốn cho mọi người, mọi nhà đều được sống trong an lành, hạnh phúc. Năm mới đến gắn liền với Tết- cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đã bao đời nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của dân tộc Việt Nam. Những người con đất Việt dù đi đâu, ở đâu thì họ vẫn luôn hướng về cội nguồn. Tết là dịp để mọi người quây quần bên nhau, cùng trao cho nhau những lời chúc chân thành, ấm áp. Trong không khí thật nồng nàn bởi tình xuân lan tỏa, trong chương trình phát thanh hôm nay, tập thể 10A3 xin gửi đến quý thầy cô và các bạn những chia sẻ của chính các bạn trong lớp về ngày tết cổ truyền của dân tộc.
Với bạn Trần Thị Luyên - Tết gắn liền với niềm vui trong cái ngát hương của đất trời. Bạn chia sẻ: “Một năm có 4 mùa, mỗi mùa đều có một nét đẹp riêng và để lại trong lòng người một cảm xúc riêng. Mùa xuân thường nồng nàn, ấm áp, không nhẹ nhàng, lặng lẽ như mùa thu, không sôi động, rộn ràng như mùa hạ cũng không lạnh lẽo thê lương như mùa đông. Mùa xuân đến đánh thức trong ta những âm thanh vang động, những màu sắc lộng lẫy, hương vị ngọt ngào, gieo vào lòng ta những thoáng dao động mơ màng gợi cho ta những suy ngẫm sâu xa về những gì đang xảy ra trong cuộc sống”.
Những ngày đầu năm, khắp làng bản Việt Nam rộn ràng trong tiếng trống hội xuân thúc giục lòng người. Vào dịp này, bên cạnh các hoạt động lễ nghi mang ý nghĩa tín ngưỡng, những hội vui, diễn xướng sân khấu và các trò chơi truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Có lẽ, có một lễ hội mà không ai là không biết đến, đó là lễ hội chơi hoa. Từ đời xưa, phong tục chơi hoa là một thú vui tao nhã, tạo được không khí tưng bừng nhưng yên bình. Cứ mỗi độ xuân về là muôn hoa khoe sắc, tỏa ngát hương thơm. Từ 25 đến 30 tết, khi ra đường là đã thấy các cửa hàng bán hoa, người người đến xem đông như trẩy hội, nào là hoa cúc, hoa mai, đào, cẩm chướng, lay ơn, thược dược... muôn loài hoa đã về đây, trong thời khắc này để cùng nhau hội tụ. Gần tết, trên mỗi cành đào, những bông hoa mảnh mai nở nụ cười hông tươi sắc thắm. Mùa xuân, những rừng đào ngút ngàn, nặng trĩu trái đào thơm. Từ xua, hoa đào đã đi vào thơ ca làm say đắm, rung động lòng người. Khi những cành đào ở Hà Nội bắt đầu chớm nở, báo hiệu một ngày xuân ấm áp đã đến, thì ở Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, Sài Gòn... xứ sở của mai vàng, những cánh mai dịu dàng nở hoa. Mai vàng sống được trên các vùng đất từ Bình Trị Thiên đến Cà Mau. Hoa mai có đài xanh đậm, 5 cánh vàng óng như tơ tỏa ngát hương. Người xưa quan niệm, hoa mai là biểu tượng của sự thanh cao, đẹp đẽ trong tâm hồn. Mùa xuân là mùa của năm mới với những điều tốt đẹp, an lành. Mùa xuân còn là dịp để những con người xa xứ có thể hướng về cội nguồn, về những giá trị thanh khiết và cao quý. Cuộc đời của mỗi con người được ví với mùa xuân, mùa của những bông hoa tươi thắm trên bầu trời trong xanh. Cái tết đối với Luyên thật đằm thắm và sâu sắc phải không các bạn?
Khác với bạn Luyên, với Thu Phương, ngày tết để lại trong bạn ấn tượng về những phong bao lì xì may mắn, về những câu đối đỏ đậm hồn dân tộc. Thu Phương nói rằng: “Xuân sang tết đến là lúc người ta nghĩ đến bánh chưng xanh, những cây hoa mai, hoa đào. Nhưng với riêng tôi, thứ đầu tiên tôi nghĩ đến chính là những phong bao lì xì nhỏ hay là những câu đối đỏ trang trọng.”.
Có thể nói, tết cổ truyền đã trở thành một lễ hội rất ý nghĩa và quan trọng của dân tộc Việt Nam. Khi bóng thời gian chạm cửa tháng 12 âm lịch cũng là lúc mọi người nô nức chuẩn bị đón tết. Đặc biệt, với những người xa xứ, đây chính là những giây phút họ được đoàn tụ, đoàn viên với gia đình, được quay trở về với nơi mà mình sinh ra và lớn lên. Tết cũng là lúc, những thành viên trong gia đình thể hiện tình cảm với nhau. Đó là sự tôn kính của con cháu dành cho ông bà, tổ tiên qua những nén hương trầm gợi nhớ về cội nguồn quá khứ. Là những món quà đậm tình nghĩa của những đứa con dành cho cha mẹ. Nhưng có lẽ, những đứa trẻ con là người vui sướng nhất bởi chúng nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm. Trong phong bao lì xì ấy là cả tình cảm yêu thương, nâng niu của người lớn dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ngày nay, những phong bao lì xì ấy không chỉ là để người lớn tặng cho trẻ em mà là để con cháu thể hiện sự hiếu kính đối với ông bà. Mọi người trao nhau những phong bì đỏ in trên đó là những họa tiết, những cụm chữ màu vàng thể hiện sự chân tình dành cho nhau. Và vòn một thứ nữa không thể thiếu được trong những ngày tết, đó là những câu đối đỏ cầu kì và trang trọng. Sở dĩ nói là cầu kì vì cần phải đặt cái Tâm vào đó, có thế người xem mới hiểu đước ý nghĩa của nó. Những câu đối thường được viết bằng cọ lông, mực Tàu, trên những tấm vải đỏ được trang trí cẩn thận. Những câu đối thật giản dị, quen thuộc: An Khang Thịnh Vượng, Cung Chúc Tân Xuân, ... nhưng thật trang trọng và có ý nghĩa. Những cụ ông, cụ bà có thể cùng nhau ngồi uống trà lại vừa ngắm những câu đối đỏ, như thế mới thật thú vị làm sao!
Một lần nữa, có thể khẳng định rằng, Tết cổ truyền từ lâu đã trở thành ngày lễ chung của dân tộc Việt Nam. Tết không chỉ là dịp để nghỉ ngơi mà dịp để đoàn viên. Những đặc trưng của ngày Tết thật giản dị và gần gũi với chúng ta biết bao nhiêu. Đó là mùi thơm ngọt ngào của gạo nếp trong chiếc bánh chưng xanh, đó là hương thơm nồng nàn từ các loài hoa đang đua nhau khoe sắc, là những phong bao lì xì chứa chan tình cảm hay những câu đối đỏ thắm. Riêng đối với tôi, lúc nào cũng vậy, trong tôi lúc nào cũng là cảm giác hồi hộp xen lẫn hạnh phúc khi xuân sang tết đến. Mọi người cùng thức, đếm từng phút giây đợi khoảnh khắc giao thừa để cùng quây quần bên nhau bên vị ngọt cay của mứt gừng. Còn điều gì thú vị hơn thế, được tận hưởng những cảm giác ấm áp và cùng nguyện cầu một năm mới an lành.
Cuối cùng, để kết thúc bản tin ngày hôm nay, thay mặt tập thể lớp 10A3, kính chúc quý thầy cô và các bạn một mùa xuân tràn đầy hi vọng.Lời chúc mùa xuân này sẽ đến với tất cả mọi người vào thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới: “Chúc thành công, chúc may mắn, chúc mọi sự an lành, chúc cho những ước mơ trở thành hiện thực, chúc phú quý đại lợi, an khang thịnh vượng. Và dễ thương nhất là lời chúc: VẠN SỰ NHƯ Ý.

Bình luận (0)
Linh Phương
12 tháng 12 2016 lúc 12:39

“Xuân sang hoa tươi màu,

Đàn chim tung cánh chào.

Hương xuân bay phương nào

Từng cơn gió xôn xao”.[1]

Xuân đã về trên khắp đất trời, xuân đã đến trong tâm hồn mỗi người con dân nước Việt. Mọi người cùng nhau tiễn Ất Mùi và đón Bính Thân trong náo nức mừng vui. Người ta nói “vui như tết” quả là đúng!

Trong một năm, “Tết đầu năm là quan trọng nhất. Xưa người Việt Nam gọi là Tết Cả để phân biệt với các tết còn lại; thời giao lưu với Trung Hoa nó được gọi theo âm Hán-Việt là Tết Nguyên Đán. Đến thời giao lưu với văn hóa Tây phương, nó được gọi là Tết Ta để phân biệt với Tết Tây vào ngày đầu năm dương lịch. Tuy bị lệ thuộc vào Tàu gần 1000 năm và chịu ảnh hưởng trong việc xác định mốc đầu năm, nhưng Tết Ta vẫn mang trọn vẹn đặc trưng văn hóa truyền thống của người Việt Nam”[2]. Tết Nguyên Đán đã trở thành một nét văn hóa cổ truyền dân tộc quý giá mà chúng ta hãnh diện gìn giữ luôn mãi dù trên quê nhà hay nơi xứ người.

Dân ta vẫn gọi là “Ăn Tết” như thể diễn tả sự an nhàn thư thái sau một năm vất vả lao nhọc. Mọi người đều chuẩn bị kỹ lưỡng để có một cái Tết chan hòa niềm vui, đằm thắm ân tình và no đủ. Ở thôn quê mọi người lo Tết từ mấy tháng trước: nuôi cá, nuôi gà, vỗ béo lợn bò, trồng hoa, chăm sóc mai đào. Ngày Tết đầy hương vị với “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” nên từ những ngày đầu tháng Chạp, người dân đã tất bật muối dưa hành, củ kiệu, sau đó làm món thịt đông, giò thủ, gói bánh chưng, bánh tét… để mâm cơm ba ngày xuân trong gia đình đầy ắp những món ăn thuần Việt. Không khí tết thực sự bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp là ngày đưa ông Táo về trời. Mọi người cùng nhau trang hoàng nhà cửa cho sạch đẹp, ngăn nắp và tươm tất. Phụ nữ thì háo hức đi chợ mua quần áo mới, thực phẩm, hạt dưa, bánh mứt, nhất là những đóa hoa, chậu bông, dưa hấu và mâm ngũ quả để trưng bày trong nhà. Ngoài việc tô đẹp bề ngoài, người dân còn làm mới cả tinh thần bên trong, anh chị em xa hay bà con láng giềng gần dù có những hiềm khích bất hòa cũng cố gắng bỏ qua cho nhau. Mọi người niềm nở hỏi nhau “Năm nay nhà bác ăn tết lớn không?”. Còn xã hội thì chung tay chăm lo cho người nghèo có được một cái tết an vui no ấm.

Tết đến là dịp quý giá nhất để con cháu đoàn tụ, sum vầy đông đủ bên ông bà cha mẹ. Tết Nguyên Đán thực sự là Tết sum họp đầm ấm trong mỗi gia đình. Những người xa xứ, xa quê trở về để đón xuân với gia đình và làng xóm láng giềng. Đặc biệt, những người con của đất Việt ở nước ngoài vẫn nhớ đến sự thiêng liêng và ấm áp của những ngày đầu xuân, cùng nhau tổ chức mừng xuân theo điều kiện cho phép hoặc nếu có thể, trở về quê nhà để ăn tết với gia đình và người thân của mình. Ngày Tết còn là cơ hội quý báu để ông bà cha mẹ giáo dục con cháu về lễ nghĩa gia phong, về những tập tục và văn hóa dân tộc.

Với truyền thống từ bao đời nay, ngày xuân còn là ngày ân tình, con cháu biểu lộ lòng biết ơn và thành kính trước công ơn sinh thành dưỡng dục của ông bà cha mẹ, học trò tri ân thầy cô, người thụ ơn nhớ đến người làm ơn cho mình. Vì thế, dân ta đã có tục gửi Tết, biếu Tết. “Con cháu biếu tết ông bà cha mẹ, học trò biếu tết thầy cô, kẻ dưới biếu tết bề trên, con bệnh biếu tết thầy lang… Quà biếu thường chẳng đáng bao nhiêu, nhưng tấm chân thành thật là đáng kể”[3].

Đặc biệt, ngày xuân là ngày của niềm vui và sự mới mẻ, là ngày sinh nhật của tất cả mọi người. Nàng Xuân thổi một làn sức sống tươi trẻ trên con người và cảnh vật. Tết về mai đào nở rộ muôn nơi; huệ, cúc, lan, thủy tiên, hướng dương đua nhau khoe sắc thắm. “Vườn xuân ong bướm ngất ngây ngất ngây tình hoa như đang đắm say ru hồn lòng ta, Vườn xuân ong bướm ngất ngây ngất ngây tình hoa, ý xuân chan hòa”[4]. Mọi người rạng rỡ nụ cười khi đi chợ Tết, chợ hoa, khi dự lễ hội, khi đến nhà thờ, chùa chiền, đặc biệt khi gặp gỡ chúc xuân nhau. Các em nhỏ vui biết bao khi nhận được bao lì xì đỏ hồng.

Ngày xuân gặp nhau, ai cũng nói chuyện vui, kể cho nhau những điều đẹp của năm cũ và những niềm mơ ước trong năm mới. Tất cả đều hy vọng một năm mới đổi thay tốt đẹp hơn năm cũ để người người, nhà nhà tươi vui hưởng nhiều Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh. Từ niềm hy vọng ấy, mọi người chúc nhau những điều tốt đẹp nhất:

“Xuân xuân về vui nắng tràn dâng cho dân làng lúa nặng thêm bông, cho vườn cây xanh trái đơm hoa.

Xuân xuân về trai gái mừng vui, xuân lên chùa ước nguyện tình duyên cho ngày sau duyên sẽ nên đôi, anh và em sống bên nhau suốt đời.

Xuân xuân về cho bé tuổi thêm, bé đến trường bé học điều ngoan, vui tuổi thơ chóng lớn mau khôn, mai ngày sau sống cho nước nhà.

Xuân xuân về nâng chén ngày vui cho muôn nhà cuộc sống đẹp tươi. Xuân xuân về ta chúc đầu năm, Xuân xuân về rộn ràng quê ta.

Xuân xuân về ta chúc đầu năm, chúc ông bà mãi cùng cháu con, cha mẹ vui bên lũ con ngoan, ước mẹ cha mãi bên ta suốt đời”[5].

“Xuân tới đây với muôn ngàn thiết tha, chúc trần gian năm nay được thuận hòa, với một năm xuân vui vẻ đậm đà, cùng xuân quên hết những chuyện buồn năm đã qua”[6].

Niềm vui xuân còn rất đỗi đặc biệt với người Kitô hữu – “Ngày đầu xuân dâng lên Chúa lời kinh của gia đình, mong ước đời an bình, mong Ngài ban muôn ơn cho người con yêu thương, cho những người mà con yêu thương”[7]. Vì xác tín vào Thiên Chúa là chủ tể thời gian và sự sống, mọi phúc lộc đều xuất phát từ Ngài nên người Công giáo quây quần bên vị mục tử trong giáo đường để dâng Chúa lời tạ ơn và mọi nguyện ước trong năm mới. Ngày Tết được tăng thêm hương vị qua những lễ nghi phụng vụ. Thánh lễ Mồng Một cầu bình an cho năm mới, Mồng Hai kính nhớ tổ tiên và ông bà cha mẹ, Mồng Ba thánh hóa công ăn việc làm. Nhờ việc hội nhập văn hóa vào các nghi lễ ba ngày tết mà niềm vui xuân của chúng ta vừa thánh thiêng, an bình vừa ấm áp ân tình trong cả cộng đoàn giáo xứ.

Người Kitô hữu ý thức, xuân đất trời sẽ qua đi nhưng xuân lòng người còn mãi, người với người sống với nhau, vui với nhau, làm điều tốt cho nhau cả một mùa xuân cuộc đời. Vì thế, trước khi chúc tuổi nhau thì ta đã cầu nguyện cùng Chúa cho nhau: “Xin dâng Chúa xuân này, mùa hạnh phúc bao ngày, Chúa ban dư đầy thánh ân của Ngài để xuân mãi ở lại đây. Con mong ước chân thành, người người sống an lành, ngày xuân thắm ân tình và thiết tha như lời kinh”[8]. Trong Chúa Xuân, những lời ta chúc cho nhau xuất phát từ cái tâm lương thiện và tấm lòng chân thành thực sự muốn điều tốt cho nhau, chứ không phải là lời sáo ngữ nơi đầu môi chót lưỡi hoặc chỉ mang tính xã giao. Trong Chúa Xuân, ta sống với nhau hiền hòa, đắm thắm và yêu thương nhau suốt cả một năm trời.

Ngày đầu xuân có Chúa thì cả một năm ta an bình tiến bước, vì:

“Bốn mùa Chúa đổ hồng ân

Ngài gieo màu mỡ ngập tràn lối đi”. (Tv 65,12).

Chúng ta hãy để Chúa quan phòng lo liệu tất cả. Ngài sẽ đong cho ta đầy hạnh phúc, gói cho ta trọn niềm yêu thương, giữ cho ta mãi bình an và thắt chặt ta với Ngài. Trong Chúa xuân, ta chúc nhau bao điều tốt đẹp thì cũng nhờ Ngài, ta có một bầu trời hy vọng, một biển cả niềm tin, một đại dương tình mến, một điệp khúc tạ ơn. Vậy trong năm mới này, ta hãy dành 365 ngày để yêu thương và làm điều tốt cho nhau, dành 8.760 giờ để giữ tâm hồn tươi vui, dành 525.600 phút để xây dựng sự thuận hòa trong gia đình và cộng đoàn.

Bình luận (0)
Lưu Hạ Vy
12 tháng 12 2016 lúc 16:50

Tết đến xuân về,mọi vật như được đánh thức sau một giấc ngủ dài mỉm cười chào đón nàng tiên mùa xuân ấm áp.Ngoài vườn,trăm hoa đua nở,chuẩn bị phô sắc,toả hương mừng xuân mới.Hoà trong khí thế vui tưi ấy,cây mai cũng bừng tỉnh đón chào một năm mới với mọi sự tốt lành.

Sáng sớm,tôi tỉnh dậy bước ra vườn.Bên cạnh những cây hoa hồng kiêu sa,hoa cúc e lệ trong sương sớm thì cây hoa mai cũng thay áo mới để đón mừng xuân.Tôi còn nhớ,khi tôi học lớp bốn,cậu tôi đã tận cho gia đình tôi một chậu mai.Từ khi nhận được cây mai,gia đình tôi yêu quí,chăm sóc nó cẩn thận lắm .Mỗi lần nhớ tới cậu,tôi lại ra vườn tưới cây tỉa cành.Từng ngày,từng ngày,dưới bàn tay chăm sóc của gia đình tôi,cây lớn hẳn,bây giờ nó đã cao đến hai thước .gốc to bàng bắp chân tôi,những cái rễ đâm xuống như muốn tìm nguồn sống trong lòng đất mẹ. Không xanh tươi mảnh dẻ như hoa hồng,thân mai xù xì màu nâu sậm. Mỗi lần chăm sóc mai,sờ vào lớp vỏ xù xì của nó,tôi thấy thương mai biết bao nhiêu. Phải chăng nàng tiên Xuân không ưu ái cho mai nên mới khoác cho nó tấm áo buồn tẻ đến thế! Thế nhưng thân mai uốn lượn thật đẹp, lên cao chia thành nhiều cành nhỏ,những cành nhỏ đó lại chia thành nhiều nhánh mảnh dẻ nhưng những cánh tay giơ lên nhẹ nhàng xoè bàn tẩy đón lộc xuân .Còn nhớ,mới đây thôi,vào những ngày mùa đông giá lạnh,cây mai kiên cường chống chọi với thời tiết khắc nghiệt .Lúc này, mai phủ lên mìnhnhững chiếc lá màu xanh đạm, thon dài, mép có răng cưa .khi mà ttết sắp đến,tôi thường giúp gia đình ngắt lá giúp mai để cởi bỏ những chiếc lá cũ. Và lúc này trông mai thật khẳng khiu, tội nghiệp. Toàn thân nó trơ ra những xương,co ro trong giá lạnh. Thế nhưng, chỉ sau vài ngày,mai đã bắt đầu nhú lên những chiếc nụ xinh xắn, no tròn xanh biếc, đầu nụ cuộn chặt vào nhau.Nhìn những nụ bé xinh, tôi có cảm tưởng như nàng tiên xuân đã nhẹ nhàng êm ái những đặt những hạt ngọc bích lên tô điểm cho mai, chuẩn bị cho một mùa xuân ấm áp, vui tươi.

Thế rôi,ngày tết cũng cận kề .Lúc này những nụ hoa nở xoè những bông hoa năm cánh vàng tươi. Cánh hoa mỏng,mềm mịn như cánh bướm.Những bông hoa kết thành chùm cùng đua nhau khoe sắc trông thật rực rỡ .Lột bỏ tấm áo cũ,mai khoác lên mình tấm áo vàng lộng lẫy.Vào phút giao thừa,mọi người càng yêu mai hơn .Lúc này các loài hoa khác đã nhẹ nhàng lui gót để hoa mai lên ngự trị ở vị trí nữ hoàng của các loài hoa xuân.Cứ thế,mai trở thành người bạn tri âm của loài người vào những dịp tết đến,xuân về.

Những ngày tết ấm áp dần trôi qua .Mai bắt đầu rụng .Những cánh hoa maigiả từ cành rơi vàng cả gốc .Mỗi lần chị gió mỉm cười đi ngang qua,mai lại tươi vui bay lên xoay múa,rồi nhẹ nhàng đáp xuống đất,kết thúc một vòng đời tô điểm cho mùa xuân .Và lác đác trên cành mai,những đột non nhú lên trông thật đẹp! Những chiếc lộc mai có màu xanh phơn phớt hồng,chứa đầy nhựa sống,mềm mại vẫy trong gió như chào tạm biệt mọi người,như hứa hẹn một cái tết sẽ đến với nhiều niềm vui mới.

Mỗi lần mai nở lại báo hiệu sự viếng thăm của nàng tiên của mùa xuân .Mặc dù mai không ngào ngạt hương thơm,không hiễu hãnh phô sắc bốn mùa,nhưng trong lòng mọi người con đất Việt mãi mãi là một loài hoa thiêng liêng,mang đến cho con người nhiều niềm vui và nhiều điều tốt lành.

Tham khảo nha , chúc bn hok tốt !

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Lê Bội Trân
Xem chi tiết
Tiểu thư họ Nguyễn
Xem chi tiết
Hòa An Crummy
Xem chi tiết
Trần Khắc Nguyên Bảo
Xem chi tiết
Tiểu thư họ Nguyễn
Xem chi tiết
Hoàng Phát Ngô
Xem chi tiết
Học dốt :)
Xem chi tiết
Chó Doppy
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Mãnh
Xem chi tiết