Văn mẫu lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
dang thi hoa le

ke ve mot chuyen vui sinh hoat(nhu nhan lam nhat gan......)

Hoàng Nguyễn Phương Linh
6 tháng 12 2016 lúc 21:09
A. Mở bài.- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.B. Thân bài.- Kể lại diến biến của câu chuyện.+ Thời gian địa điểm xảy ra câu chuyện?+ Tình huống đáng cười trong câu chuyện là gì?+ Câu chuyện kết thúc ra sao?- Em rút ra được điều gì từ câu chuyện đó?C. Kết bài: Ấn tượng mà câu chuyện để lại trong em là gì?
Sáng
6 tháng 12 2016 lúc 19:31

Thằng Nam hôm nay đến lạ. Vốn là một tên lắm mồm, nhiều lời, không lúc nào ngồi yên một chỗ mà giờ im thin thít. Hay là có chuyện gì xảy ra với cu cậu? Không, có lẽ cậu chàng lại nghĩ ra trò mới đây. Để rồi xem. Thế là tôi có cớ quan sát nó. Hình như nó có điều hơi khác. Nó ôm má, rên khe khẽ đủ để thằng bạn ngồi kế bên như tôi nghe thấy: “Trời ơi! Đau răng quá!”. Úi giời, tưởng chuyện gì, hoá ra nó đau răng. Mà cũng nhờ cái điệu bộ đó của nó, tôi lại nhớ đến những chiếc răng của mình.
Chuyện xảy ra từ khi tôi học lớp hai, khi chiếc răng thứ mười một của tôi rụng. Chẳng hiểu sao tôi lại có một sở thích rất kì quặc: tôi lưu giữ tất cả những chiếc răng rụng của mình, coi nó như một vật báu vô giá. Tôi cất giữ chúng trong một cái lọ, đi đâu cũng không quên mang theo.

Lần đó, không hiểu ngẫu hứng thế nào, tôi lại mang lọ răng đó đến lớp và mang ra khoe với mấy thằng bạn thân. Đứa nào cũng ngạc nhiên nhưng lại có đứa cho tôi là “ấm đầu” nên mới làm cái điều điên rồ, dơ bẩn ấy. “Ai lại lưu giữ răng đã rụng bao giờ?”. Mặc kệ chúng nó, miễn tôi thích là được. Và thế là tôi vẫn trân trọng mấy chiếc răng của mình. Tôi cất vào túi quần và tiếp tục 3 tiết học. Đến giờ ra chơi tiết học thứ tư, theo thói quen, tôi đưa tay vào túi sờ lọ răng. Nhưng trời ơi! Nó đâu rồi? Tôi vô cùng hoảng hốt. Tôi lục tung cả cặp sách lẫn ngăn bàn mà vẫn không thấy lọ răng đâu cả. Quay sang nhìn mấy đứa ngồi cạnh, thấy chẳng có gì khả nghi. Tôi chui xuống gầm bàn tìm lọ răng. Đầu tôi mấy lần cộc vào gầm bàn, nhưng mặc, tôi chẳng bận tâm. Mấy đứa ngồi gần tôi thấy tôi tìm kiếm dưới đó hỏi khẽ:

- Có cái gì dưới ấy mà cậu tìm hoài vậy?

Tôi chẳng cần nói với bọn này làm gì bởi tôi biết có nói chúng nó cũng không giúp được mà có khi còn chế giễu thêm nữa. Tôi cứ thản nhiên như điếc, tiếp tục tìm lọ răng. Nhưng nghĩ thế nào, tôi hỏi khẽ thằng Quân:

- Cậu có vô tình nhìn thấy lọ răng hồi nãy của tôi đâu không?

Nó trợn tròn mắt nói:

- Răng cậu, cậu giữ. Tôi biết đâu được.

Biết ngay mà, không trông chờ gì lũ bạn này. Chúng nó chỉ được cái chọc ngoáy người khác là nhanh. Rồi từ miệng thằng Quân, chuyện tôi mất lọ răng nhanh chóng được truyền tai nhau đi khắp lớp. Vừa tức, vừa thất vọng. Đang thất vọng, bỗng tôi nghe thấy có tiếng cu Hoàng: “Đây! Đây! Duy ơi!”. Các bạn có biết tôi vui cỡ nào khi nghe mấy tiếng đó không? Tôi nhồm dậy quên cả đang ở gầm bàn, miệng hỏi luôn:

- Đâu? Đâu?

Không một lời đáp lại. Lúc đó tôi mới nhận ra mình đã bị lừa. Đúng là bọn đáng ghét. Thể nào cũng có lúc tôi chơi lại bọn này cho biết tay. Tôi tức nghẹn, xuýt khóc nhưng vẫn cố gắng nuốt nước mắt vào trong và hi vọng sẽ tìm lại được mấy chiếc răng rụng ấy.

Trống trường đã điểm, cô giáo bước vào lớp để bắt đầu tiết học. Các bạn đã đứng dậy chào cô từ bao giờ, chỉ riêng tôi vẫn lúi húi dưới gầm bàn tìm lọ răng. Thấy tôi không đứng dậy chào, cô giáo hỏi:

- Duy ! Em làm gì vậy? Sao lại không chào cô?

Nghe cô gọi, tôi giật mình khiến đầu lại đập vào gầm bàn. Thế rồi tôi oà khóc, đứng dậy trả lời cô:

- Thưa cô…Em…Em …bị mất …răng ạ!

Cả lớp khúc khích cười. Cô giáo nghiêm khắc dẹp yên và ân cần nói với tôi như để an ủi:

- Mất gì thì bình tĩnh tìm chứ sao em phải khóc.

Biết là cô chưa hiểu ý mình, tôi cố thanh minh:

- Không phải thế đâu ạ, Cái đó em giữ từ lâu rồi nhưng khi đem nó đến lớp thì lại bị mất.

Rồi tôi khóc to hơn và cứ thế nức nở. Cô giáo lại nói:

- Có bạn nào nhìn thấy hay lấy của bạn thì trả cho bạn.

Rồi cô quay sang nói tiếp với tôi:

- Em để đâu, tìm lại xem nào!

Nghe lời cô, tôi đưa tay vào túi quần lục tìm lại. Trời ơi! Thì ra nãy giờ nó vẫn còn đây mà tôi cứ tìm đâu đâu. Tôi vui quá, cười rạng rỡ. Cả lớp không nhịn được cười và họ còn cười to hơn khi lúc này cô giáo mới biết vật tôi bị mất là mấy chiếc răng. Có đứa nói:

- Cậu đúng là kẻ hậu đậu và quái dị.

Tôi vừa mừng, vừa thẹn đỏ mặt. Lúc đó, tôi chỉ mong có cái lỗ nẻ nào dưới nền nhà để tôi độn thổ tránh cái nhìn chế giễu của mấy đứa bạn.

Các bạn biết không, từ lần ấy, tôi đã rút ra cho mình một bài học là phải cẩn thận dù là trong bất cứ việc gì và không nên khoe ai những bí mật riêng tư nữa.Cũng từ đó, tôi lại càng yêu và trân trọng hơn những chiếc răng của mình.

Thảo Phương
6 tháng 12 2016 lúc 19:33

Hôm nay là thứ bảy, lớp tôi tổ chức buổi sinh hoạt cuối tuần, đồng thời cũng là liên hoan mừng bạn Lan đạt giải nhất môn văn toàn thành phố. Vừa hết tiết cuối, cô giáo đã gọi mấy bạn trai lên văn phòng mang hoa quả bánh kẹo cô đã mua mang về lớp, một số bạn nam khác được phân công nhiệm vụ kê lại bàn ghế sao cho cả lớp ngồi quây quần bên nhau. Sau khi đã kê xong bàn ghế, các bạn gái được phân công cắm hoa, trải những chiếc khăn trắng tinh lên bàn và bày ra đĩa kẹo bánh, hoa quả đủ màu sắc, không khí lớp thật rộn ràng, tấp nập. Cô giáo chủ nhiệm và bạn Lan, nhân vật chính của buổi liên hoan hôm nay bước vào, trông bạn thật xinh tươi trong chiếc váy đỏ. Sau khi tuyên bố lí do của buổi liên hoan, cô giáo nói: - Bạn Lan đã đem lại vinh dự cho lớp ta, vậy cô đề nghị lớp ta tặng bạn một tràng vỗ tay để chúc mừng bạn. Quay sang bạn Lan cô nói: - Em có điều gì muốn nói với cả lớp không? Bạn Lan nói: - Em xin cảm ơn cô và các bạn đã giúp đỡ, động viên em trong quá trình học tập. Có lẽ bạn còn muốn nói nữa nhưng vì xúc động nên không nói nên lời. Sau đó cả lớp bắt đầu liên hoan, tiếng trêu đùa nhau nổ ra râm ran. Một lúc sau, cô giáo đề nghị cả lớp cùng nhau hát một bài. Tiếng vỗ tay hưởng ứng ào lên. Bạn quản ca bắt nhịp, cả lớp hát theo sôi nổi. Sau tiết mục đồng ca, cô giáo đề nghị ai cũng phải hát một bài để tặng Lan. Mở đầu là bạn Dung, nghe cô giới thiệu cả lớp ồ lên thích thú vì Dung thường ngày rất nhút nhát, ít khi dám lên tiếng, hơn nữa bạn lại có một giọng nói không mấy trong trẻo. Chúng tôi cứ tưởng Dung sẽ không dám đứng lên hát, thế mà bạn lại đứng lên hát ngay một bài dù không hay nhưng rất vui vẻ, có lẽ thấy lớp vui quá bạn quên cả tính nhút nhát của mình. Sau khi Dung hát xong liền chỉ định luôn bạn Hùng – một tên lém lỉnh và nghịch nhất lớp tôi. Vừa nghe thấy tên mình, Hùng đứng phắt ngay lên và nói: Thay mặt cho các bạn nam lớp 6 của chúng ta, tớ sẽ hát một bài tặng Lan và tặng tất cả các bạn nữ. Cả lớp ồ lên tán thưởng và tặng Hùng một tràng pháo tay. Chúng tôi không thể ngờ một người lúc nào cũng oang oang mà lại có giọng hát hay đến như vậy. Hùng hát say sưa như chưa bao giờ được hát. Và câu cuối cùng vừa dứt, Hùng lại pha trò: - Trên đây tôi vừa hát rất hay, vậy tôi đề nghị mọi người lại tặng tôi một tràng pháo tay nữa. Và bây giờ để tiếp tục chương trình mời các bạn cứ ăn uống tự nhiên để nghe bạn Lan, người học giỏi và xinh đẹp nhất lớp được thể hiện tài năng của mình. Cả lớp tán thưởng, Lan đứng lên hát tặng ngay lớp một bài và sau đó lại đọc một bài thơ do chính bạn sáng tác Trước không khí vui vẻ của lớp, cô giáo cũng đứng dậy và hát tặng cả lớp một bài. Giọng cô thật mượt mà trong trẻo. Cô nhìn chúng tôi với ánh mắt dịu dàng, trìu mến. Buổi liên hoan kết thúc trong tiếng cười rộn rã. Chưa bao giờ tôi cảm thấy gắn bó và thân quen với lớp đến như vậy. Có lẽ đây là buổi liên hoan có ý nghĩa nhất đối với chúng tôi kể từ khi chúng tôi học cùng nhau.

Linh Phương
6 tháng 12 2016 lúc 21:33

Tôi còn nhớ ngày bé, cô giáo hay ra đề tập làm văn: "Hãy viết về một thành viên mà em yêu quý trong gia đình". Tôi, một con bé 10 tuổi, nằm bệt ra bàn, còng lưng, hí hoáy viết. Bao giờ tôi cũng sẽ viết về mẹ (các bài văn mẫu mà tôi đọc đều là về mẹ cả): "Mẹ em da trắng ngần, mắt bồ câu lấp lánh. Tóc mẹ dài, đen nhanh nhánh. Em yêu nhất là đôi bàn tay búp măng của mẹ. Tay mẹ mịn màng hay xoa xoa má em mỗi lúc em ngoan...”.

Tôi nhớ tôi thường được điểm cao ngất ngưởng, những bài văn của tôi cô còn xin giữ lại để làm mẫu cho lớp sau. Tôi chưa bao giờ nghi ngờ về độ "hoàn hảo" của những tác phẩm đầu tay của mình.

Năm nay, tôi 24 tuổi. Thật buồn cười là tự nhiên tôi muốn viết lại cái đề tập làm văn ngày ấy. Xem thời gian có làm cho bài văn "điểm A" của tôi bớt "hoàn hảo" đi nhiều không.

Nhưng tôi sẽ bắt đầu với bố tôi. Vì hồi 10 tuổi, tôi chẳng biết viết gì về bố cả. Chả nhẽ lại khoe: "Mọi người bảo em giống bố, giống từ cái mũi tẹt lét trở đi đến nước da đen sì sì trở lại. Em sợ nhất là mỗi khi bố thơm lên má em, vì râu của bố rất cứng. Em cũng sợ bố vì nhiều điều khác nữa. Bằng chứng là, bình thường trông bố hiền vậy thôi chứ lúc bố cáu, bố hét to lắm làm em giật cả mình"?

Tôi nhớ, một lần cả lớp phải giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ, bạn nào cũng hồ hởi khoe: "Bố em làm bác sĩ, bố em làm giáo viên, bố em làm giám đốc công ty này công ty kia..." Oa, tôi thấy những ông bố ấy mới "oách" làm sao, còn bố tôi?

Suốt ngày thấy bố lọ mọ với dầu nhớt và đống máy cày, máy kéo. Tôi chuẩn bị mấy ngày liền, nghĩ nát óc mà vẫn không biết phải "khoe" về bố như thế nào. Cuối cùng, mẹ cũng giúp cho, mẹ bảo: "Bố là kỹ sư cơ khí". Tôi như gỡ đi được một cục đá to chảng trong lòng...

Bây giờ tôi sẽ không buồn thiu khi viết: "Kỹ sư bố phải về hưu sớm và ra Bắc vào Nam trên những chiếc xe tải cũ kỹ. Sau khi nghỉ việc, bố buôn bán phụ tùng máy kéo để nuôi chúng em ăn học".

Từ những giọt mồ hôi của bố, chúng tôi đã lớn lên. Chưa bao giờ bố để cho chúng tôi chậm tiền học phí, chưa bao giờ bố bắt các con chỉ thi đại học ở Cần Thơ để đỡ tiền trọ xa nhà. Chưa bao giờ bố để cho chúng tôi thua bè kém bạn.

Ra Hà Nội, bố bắt tôi đi tàu cho đỡ mệt còn bố vẫn cặm cụi xe khách, xe đò. Tôi chạy xe tay ga, tôi diện quần áo đẹp, bố vẫn cọc cạch chiếc xe 50 cà tàng không chịu thay... Tôi nghĩ, tôi đã đủ lớn khôn để có thể viết một bài văn đầy tự hào: Bố là bố tôi.

Tôi cũng sẽ viết về mẹ, bởi mẹ là cả tuổi thơ của tôi. Mẹ là bố - răn đe, la mắng tôi những lúc bố xa nhà. Mẹ là mẹ - khâu vá từng tấm áo manh quần cho tôi đến lớp. Da mẹ không trắng ngần như tuyết, mắt mẹ cũng không đen như than, đôi tay mẹ thô ráp. Nhưng mẹ đẹp chính trong sự tảo tần, lo toan, bảo bọc, che chở cho chúng tôi. Tôi nhớ hè nào mẹ cũng ngồi kèm cho chúng tôi học: làm trước những bài toán của năm sau và đọc sách văn học đến khi thuộc làu làu. Đi chợ, mẹ chỉ mang một số tiền ít ỏi theo người vì sợ mua những thứ "linh tinh không cần thiết".

Tôi nhớ có lần chị ốm trong bệnh viện, mẹ đi chăm bị ngất xỉu... mới biết là mẹ bị bệnh tim. Lần đó, bố chưa kịp về, anh ở xa, còn tôi đi du học. Nhà neo người nên cũng lại mẹ một tay gắng gượng lo cho chị tôi. Sinh nhật mẹ, định rủ mẹ ra ngoài ăn cơm, uống trà hoa thì mẹ nằng nặc đòi... ăn chè cho đỡ tốn kém. Không lo được đám cưới đàng hoàng cho anh, mẹ tủi thân khóc tấm tức...

Nhiều lúc, thấy giận mẹ - hay lo nghĩ những chuyện tận đẩu tận đâu - nhưng tôi biết, mẹ là người yêu chúng tôi nhất trên thế giới này. Mẹ như cái cây, dồn hết tình thương và nhựa sống cho chúng tôi. Tôi ước gì lúc nào tôi có thể viết những bài văn về mẹ của tôi chứ không phải là một hình mẫu "điểm A" xa xôi nào đó...

Tôi muốn viết về bà tôi, dù ngày bé nhà tôi ở rất rất xa bà, và tôi chỉ mới được gần gũi bà mấy năm gần đây... Dù bà đã hơn 80 tuổi rồi, và đã "lầm cà lẩm cẩm" như người ta nói. Tôi thương bà quá những lúc bà lọ mọ đi hái rau muống ngoài ao, hay trẩy bưởi cho tôi ăn. Có bó rau má bằng nắm tay, bà cũng dúi cho mẹ tôi: "Mang lên mà xay cho chúng nó uống cho mát". Mỗi lần về quê, bà lại gói ghém tất tần tật "gia tài" của bà cho chúng tôi: khi thì là cuộn chỉ thêu màu xanh đỏ, khi là hai quả ớt chín, khi thì mấy quả cà chua...

Tôi thương bà quá, những lúc bà nói chuyện lầu bầu một mình, những buổi sáng sớm bà còng lưng ở một góc chợ... bán mớ rau hái được trên đồng. Tôi thương bà tóc bạc da mồi rồi vẫn giữ nếp sống lo toan hôm sớm của những ngày xưa... Tôi thương bà lúc bà lọ mọ nhóm bếp rơm, vì bà không biết dùng cái bếp ga "hiện đại" của ông mua về.

Tôi thương bà hay cằn nhằn bố vì ăn ít cơm, và giành ngồi đầu nồi để xới cho bố "hai xìa một bát" vì "bố mày không chịu ăn đến bát thứ hai cho đâu". Tôi thương bà những lúc bà tẩn mẩn bổ xoài cho tôi ăn, nhìn tôi nhăn mặt vì chua, bà cười móm mém. Tôi mong mình đủ yêu thương để cảm nhận hết những chăm lo của bà cho chúng tôi... Dù tuổi già đã làm bà quên trước quên sau, dù bà hay cư xử như "trẻ con" như lời các cô và ông hay chọc... Tôi mong tôi có thể sống hết mình vì con, vì cháu được như bà tôi.

Tôi sẽ viết về cô tôi. Ngày còn bé tôi nhớ mang máng tôi thương cô nhất. Vì cô hay dong tôi trên chiếc xe đạp đi học, và mua cho tôi chiếc vòng cổ trong veo, lấp lánh. Lần nào các cháu về, cô cũng lo từ miếng ăn, giấc ngủ. Lọc cọc đạp xe ra đồng bắt ngan về thổi cơm, bỏ cả buổi gặt để đỡ đần việc nhà...

Trưa trà trưa trật, cô mới tất tả dọn cơm cho hai đứa nhóc ở nhà: bữa cơm đạm bạc chỉ ruốc và bát canh rau luộc. Chưa bao giờ tôi thấy cô than phiền, trách móc điều gì. Chưa bao giờ thấy cô không chu toàn mọi việc cho ông bà và các cháu. Tôi mong tôi có thể trở thành một người phụ nữ nhân từ, hiền hậu, và giàu đức hy sinh như cô.


Có nhiều điều mà tôi - mười - tuổi có lẽ sẽ không bao giờ nhận ra trong bài tập làm văn của mình. Không biết, hai - mươi - bốn năm sau nữa, tôi có viết thêm nhiều điều khác về gia đình của mình không. Nhưng tôi mong tôi lúc nào cũng đủ yêu thương để hiểu rằng... tôi còn mải mê kiếm tìm điều gì ở đâu xa, mà quên rằng hạnh phúc đến từ những người rất bình thường sống quanh tôi?

Tôi mong mình có thể là một người như họ, đem yêu thương cho đi... mà chưa một lần đòi hỏi được nhận về.


Các câu hỏi tương tự
dang thi hoa le
Xem chi tiết
dang thi hoa le
Xem chi tiết
dang thi hoa le
Xem chi tiết
dang thi hoa le
Xem chi tiết
hoa nguyen
Xem chi tiết
Bùi Thị Hiền
Xem chi tiết
Phuc Le
Xem chi tiết
Trúc Nhữ
Xem chi tiết
dang thi hoa le
Xem chi tiết