Bài 3: Tự trọng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Friend

                  Kể lại một số việc làm thể hiện đức tính tự trọng hoặc thiếu tính tự trọng mà em tháy trong cược sống hằng ngày.

                  Theo em cần làm gì để rèn luyện tính tự trọng ?

                  Em hãy kể lại một câu truyện nói về tính tự trọng 

                 Em hãy sưu tầm một số câu thơ, câu ca dao hoặc tục ngữ , dang ngôn nói về tính tự trọng 

Nguyễn Ngọc Sáng
22 tháng 9 2016 lúc 19:51

tự trọng: không quay cóp, giữ lời hứa, dũng cảm nhận lỗi, sửa lỗi, giữ chữ tín, cư xử lịch sự, ăn mặc lịch sự 
thiếu tự trọng:sai hẹn, sống buông thả, không sửa lỗi,nịnh bợ nói dối, ăn mặc lôi thôi, nói năng càn quấy

Những điều chưa biết về "lòng tự trọng" của bạn 

Có thể hiểu lòng tự trọng là những quan điểm, suy nghĩ của bạn về chính bản thân mình dựa trên thái độ của bạn đối với: 

- Giá trị bản thân. 
- Công việc bạn đang làm. 
- Những thành tựu bạn đạt được. 
- Suy nghĩ của bạn về người khác. 
- Lý tưởng sống. 
- Vị trí của bạn. 
- Những điều bạn có thể đạt được trong tương lai. 
- Điểm mạnh và điểm yếu của bạn. 
- Địa vị xã hội và mối quan hệ của bạn với mọi người. 
- Sự tự lập hay khả năng đứng vững trên đôi chân của mình. 


Thế nào là lòng tự trọng thấp? 

Lòng tự trọng thấp xuất phát từ việc bạn thiếu thái độ tích cực về một trong những điều trên đối với chính mình. Chẳng hạn: bạn không đánh giá cao công việc mà bạn đang làm hay bạn cảm thấy sống không có mục đích và lí tưởng. 


Thế nào là lòng tự trọng cao? 

Tự trọng cao thì ngược lại, Đó là một nhân tố tất yếu trong cuộc sống của bạn. Một khi biết tôn trọng bản thân, bạn sẽ cảm thấy tự tin, hạnh phúc và vững tin vào chính mình. Không những thế, đó còn là động lực mạnh mẽ cho bạn tiến bước và gặt hái thành công. Chính vì thế lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng và là nền tảng định hình thái độ lạc quan của bạn về cuộc sống. 

Người thiếu lòng tự trọng luôn dựa vào những điều họ đang làm trong hiện tại để nhìn nhận, đánh giá mình. Họ luôn cần những kinh nghiệm từng trải để dung hòa những cảm giác và suy nghĩ tiêu cực, những điều luôn ám ảnh họ. Và thậm chí, cảm xúc vui vẻ thì cũng chỉ là nhất thời. 

Người biết tôn trọng bản thân luôn có khả năng nhận xét, đánh giá mình một cách chính xác trong bất cứ trường hợp nào. Điều này có nghĩa họ luôn biết rõ đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình, đồng thời thừa nhận giá trị bản thân mà không cần điều kiện. 


Lòng tự trọng có từ đâu? 

Lòng tự trọng hình thành và phát triển trong suốt cuộc sống khi chúng ta hình thành trong đầu hình tượng về chính mình bằng những trải nghiệm với mọi người và hoạt động xung quanh chúng ta. Những trải nghiệm trong thời thơ ấu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên lòng tự trọng. Khi lớn lên, thành công hay thất bại, ngay cả cách đối xử của gia đình, bạn bè, thầy cô đối với bạn… đều tác động trực tiếp và góp phần hình thành nên lòng tự trọng của mỗi người. 


Lòng tự trọng chủ yếu được phát triển trong thời thơ ấu 

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành lòng tự trọng của trẻ: trẻ được khen thưởng; được lắng nghe; được người khác tôn trọng khi giao tiếp trò chuyện; sự quan tâm, âu yếm của gia đình, và thành công trong học tập hay vui chơi thể thao. Một yếu tố không thể thiếu là đó là một người bạn đáng tin cậy.

 

Hướng Dương
22 tháng 9 2016 lúc 21:27

Bài 3: Tự trọngBài 3: Tự trọng

diỄm_triNh_2k3
7 tháng 9 2017 lúc 19:59

....

Le Mymy
21 tháng 9 2017 lúc 15:52

Để rèn luyện tính tự trọng là cần học hỏi những điều tốt của mọi người xung quanh nhiều hơn không nên học những tính xấu của mọi người


Các câu hỏi tương tự
Milkyway
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nastu_Draneel
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Liêm
Xem chi tiết
nguyễn hoàng khánh chi
Xem chi tiết
ngọc baby
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết