Ôn tập tiếng Việt 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đoàn Thị Minh Thuận

Kể chuyện cây bút thần

Minz
19 tháng 10 2019 lúc 14:47

Ngày xưa, có một đứa trẻ thông minh, tên là Mã Lương. Em rất thích vẽ, nhưng nghèo quá, chẳng mua nổi cây bút vẽ. Em côi cút, một mình kiếm củi, sống qua ngày.

Một hôm, Mã Lương đi qua cửa nhà quan, nhìn thấy một họa sĩ vẽ tranh; thích quá sán lại bên cửa sổ nhìn xem. Em nói với họa sĩ:

– Ông ơi, cháu thích vẽ lắm! cho cháu một chiếc bút vẽ ông nhé!

Tên quan và họa sĩ đều cười ồ lên, bảo:

– Ðồ nghèo hèn mà cũng đòi học vẽ à? Cút đi mau!

Mã Lương tức quá, nói:

– Nghèo thì không được học vẽ sao?

Nói rồi, em mới chịu bỏ đi.

Thế là, Mã Công khổ công học vẽ lấy. Khi lên núi kiếm củi, em bẻ cành cây vẽ chim chóc ở trên mặt đất. Khi đến bên sông cắt cỏ, em dùng cọng cỏ chấm nước, vẽ cá lên tảng đá. Tối về, em dùng hòn than vẽ lên tường vách.

Vẽ, vẽ, vẽ nữa! Với các quan sát tinh tế, chim em vẽ như biết hát ca, cá em vẽ như lội tung tăng trong làn nước. Có hôm em vẽ Sói trên vách núi mà Dê, Bò… nhìn thấy, chùn bước không dám lên núi.

Có người hỏi Mã Lương:

– Mã Lương ơi, cháu học vẽ cũng là để đi làm cho nhà quan phải không?

Em lắc đầu trả lời:

– Không, nhất quyết không! Cháu chỉ vì người nghèo mà vẽ thôi!

Ngày qua ngày, Mã Lương có tiến bộ rất nhanh. Em xiết bao mong mỏi có được một cây bút vẽ!

Một buổi tối, Mã Lương vừa mơ màng ngủ thì thấy trong nhà rực ánh hào quang, rồi một cụ già râu tóc bạc phơ xuất hiện, cho em một cây bút vẽ, và dặn dò:

– Mã Lương, đây là cây bút thần, Ta cho cháu. Nhưng cháu phải ghi nhớ lời cháu đã hứa: Chỉ vẽ cho người nghèo!

Nói dứt lời, cụ già biến mất, khiến em còn chưa nói xong lời cám ơn cụ.

Mã Lương tỉnh dậy, vẫn tưởng như trong mộng, nhưng cây bút chả ở trong tay em đó sao? Em cười sung sướng:

– Ha ha… Tôi có bút vẽ rồi!

Mã Lương dùng cây bút đó vẽ chim thì chim bay được, cất tiếng hót, vẽ cá thì cá biết bơi. Ðúng là cây bút thần!

Mã Lương dùng cây bút thần, ngày ngày vì người nghèo trong thôn làng mà vẽ. Ai thiếu thốn, cần gì thì em vẽ ra thứ đó.

Một hôm, em đi qua một mảnh ruộng, nhìn thấy bác nông dân và một đứa trẻ đang gò lưng kéo cày. Ðất rắn quá chẳng kéo nổi. Mã Lương lấy bút ra vẽ tặng một con Trâu cày. Kìa, con Trâu đã hiện ra, đi xuống ruộng mà cày ruộng cho bố con bác nông dân.

Tên quan biết Mã Lương có cây bút thần, bèn sai tay chân tới bắt Mã Lương về, sai em vẽ cho nó bạc, vàng, châu báu. Nhưng em khảng khái đáp:

– Tôi nhất định không vẽ!

Em bị nó sai giam vào ngục tối, không cho ăn uống và thứ gì đắp cả.

Ðêm đó tuyết rơi, trời rất lạnh. Tên quan nghĩ rằng Mã Lương chẳng chết đói thì cũng chết rét, lò dò khoát áo ấm nhòm vào ngục xem sao. Nào ngờ, qua khe cửa ngục, hắn thấy Mã Lương đang ngồi sưởi và ăn bánh nướng, hương thơm phức. Ðương nhiên là em đã vẽ ra các thứ đó.

Tên quan lại tay chân vào giật lấy chiếc bút thần giết Mã Lương đi. Nhưng khi chúng xông vào buồng giam thì chẳng thấy em đâu nữa, ngoài chiếc thang do em vẽ, còn dựa ở trong đó. Tên quan lại sai tay chân đuổi theo em. Nhưng em đã sớm vẽ một con tuấn mã, phóng chạy đi từ bao giờ.

Mã Lương chạy tới một thị trấn rất xa thì ở lại, vẽ tranh để kiếm sống. Tranh em vẽ đều cố ý còn thiếu một cái gì đó, như thiếu chân, thiếu mắt…, để tránh chúng trở thành sống động như thật, nhằm giữ bí mật về chiếc bút thần.

Một hôm, em vẽ một con Cò trắng không có mắt, nhưng vô ý đánh rơi một giọt mực vào đầu Cò. Cò trắng mở mắt, vỗ cánh bay đi.

Tin đó vang động cả thị trấn. Quan ở đó báo lên với Hoàng đế. Mã Lương bất ngờ bị bắt, điệu về Hoàng cung.

Hoàng đế bắt Mã Lương phải vẽ cho hắn. Nhưng biết đó là kẻ tàn bạo, ức hiếp dân lành nên hắn bảo vẽ Rồng thì Mã Lương lại vẽ con Tắc kè; bảo vẽ chim Phượng Hoàng thì em lại vẽ Quạ. Tắc kè và Quạ vẽ xong, xông lại cắn xé nhau, làm loạn cả lên, khiến Hoàng đế cướp bút thần và giam em vào ngục. Hoàng đế cầm bút vẽ núi vàng, nhưng lại thành đống đá đổ xuống, khiến hắn suýt toi mạng!

Hoàng đế chỉ còn cách thả Mã Lương ra, dùng lời đường mật phủ dụ Mã Lương vẽ. Mã Lương muốn lấy lại cây bút thần nên giả bộ đồng ý.

Hoàng đế bảo Mã Lương vẽ cây hái ra tiền vàng thì Mã Lương vẽ biển cả, sau đó mới vẽ một hòn đảo, trên đó có cây hái ra tiền vàng.

Hoàng đế ra lệnh:

– Vẽ ngay một con thuyền lớn!

Mã Lương vẽ ngay con thuyền. Hoàng đế và các bậc triều thần lên thuyền ra đảo hái tiền. Mã Lương huơ mấy nét là gió nổi lên đưa thuyền ra khơi. Em huơ bút mạnh lên cho gió to lên. Con thuyền chạy như bay! Mã Lương lại vẽ lên sóng nước với cuồng phong khiến con thuyền lật nhào trong sóng nước cuộn cao, dìm chết cả lũ Vua quan trong biển động.

Mã Lương cầm chiếc bút thần ung dung trở về với người nghèo, và vì họ mà vẽ.

Khách vãng lai đã xóa

Ngày xưa, có một đứa trẻ thông minh, tên là Mã Lương. Em rất thích vẽ, nhưng nghèo quá, chẳng mua nổi cây bút vẽ. Em côi cút, một mình kiếm củi, sống qua ngày.

Một hôm, Mã Lương đi qua cửa nhà quan, nhìn thấy một họa sĩ vẽ tranh; thích quá sán lại bên cửa sổ nhìn xem. Em nói với họa sĩ:

– Ông ơi, cháu thích vẽ lắm! cho cháu một chiếc bút vẽ ông nhé!

Tên quan và họa sĩ đều cười ồ lên, bảo:

– Ðồ nghèo hèn mà cũng đòi học vẽ à? Cút đi mau!

Mã Lương tức quá, nói:

– Nghèo thì không được học vẽ sao?

Nói rồi, em mới chịu bỏ đi.

Thế là, Mã Công khổ công học vẽ lấy. Khi lên núi kiếm củi, em bẻ cành cây vẽ chim chóc ở trên mặt đất. Khi đến bên sông cắt cỏ, em dùng cọng cỏ chấm nước, vẽ cá lên tảng đá. Tối về, em dùng hòn than vẽ lên tường vách.

Vẽ, vẽ, vẽ nữa! Với các quan sát tinh tế, chim em vẽ như biết hát ca, cá em vẽ như lội tung tăng trong làn nước. Có hôm em vẽ Sói trên vách núi mà Dê, Bò… nhìn thấy, chùn bước không dám lên núi.

Có người hỏi Mã Lương:

– Mã Lương ơi, cháu học vẽ cũng là để đi làm cho nhà quan phải không?

Em lắc đầu trả lời:

– Không, nhất quyết không! Cháu chỉ vì người nghèo mà vẽ thôi!

Ngày qua ngày, Mã Lương có tiến bộ rất nhanh. Em xiết bao mong mỏi có được một cây bút vẽ!

Một buổi tối, Mã Lương vừa mơ màng ngủ thì thấy trong nhà rực ánh hào quang, rồi một cụ già râu tóc bạc phơ xuất hiện, cho em một cây bút vẽ, và dặn dò:

– Mã Lương, đây là cây bút thần, Ta cho cháu. Nhưng cháu phải ghi nhớ lời cháu đã hứa: Chỉ vẽ cho người nghèo!

Nói dứt lời, cụ già biến mất, khiến em còn chưa nói xong lời cám ơn cụ.

Mã Lương tỉnh dậy, vẫn tưởng như trong mộng, nhưng cây bút chả ở trong tay em đó sao? Em cười sung sướng:

– Ha ha… Tôi có bút vẽ rồi!

Mã Lương dùng cây bút đó vẽ chim thì chim bay được, cất tiếng hót, vẽ cá thì cá biết bơi. Ðúng là cây bút thần!

Mã Lương dùng cây bút thần, ngày ngày vì người nghèo trong thôn làng mà vẽ. Ai thiếu thốn, cần gì thì em vẽ ra thứ đó.

Một hôm, em đi qua một mảnh ruộng, nhìn thấy bác nông dân và một đứa trẻ đang gò lưng kéo cày. Ðất rắn quá chẳng kéo nổi. Mã Lương lấy bút ra vẽ tặng một con Trâu cày. Kìa, con Trâu đã hiện ra, đi xuống ruộng mà cày ruộng cho bố con bác nông dân.

Tên quan biết Mã Lương có cây bút thần, bèn sai tay chân tới bắt Mã Lương về, sai em vẽ cho nó bạc, vàng, châu báu. Nhưng em khảng khái đáp:

– Tôi nhất định không vẽ!

Em bị nó sai giam vào ngục tối, không cho ăn uống và thứ gì đắp cả.

Ðêm đó tuyết rơi, trời rất lạnh. Tên quan nghĩ rằng Mã Lương chẳng chết đói thì cũng chết rét, lò dò khoát áo ấm nhòm vào ngục xem sao. Nào ngờ, qua khe cửa ngục, hắn thấy Mã Lương đang ngồi sưởi và ăn bánh nướng, hương thơm phức. Ðương nhiên là em đã vẽ ra các thứ đó.

Tên quan lại tay chân vào giật lấy chiếc bút thần giết Mã Lương đi. Nhưng khi chúng xông vào buồng giam thì chẳng thấy em đâu nữa, ngoài chiếc thang do em vẽ, còn dựa ở trong đó. Tên quan lại sai tay chân đuổi theo em. Nhưng em đã sớm vẽ một con tuấn mã, phóng chạy đi từ bao giờ.

Mã Lương chạy tới một thị trấn rất xa thì ở lại, vẽ tranh để kiếm sống. Tranh em vẽ đều cố ý còn thiếu một cái gì đó, như thiếu chân, thiếu mắt…, để tránh chúng trở thành sống động như thật, nhằm giữ bí mật về chiếc bút thần.

Một hôm, em vẽ một con Cò trắng không có mắt, nhưng vô ý đánh rơi một giọt mực vào đầu Cò. Cò trắng mở mắt, vỗ cánh bay đi.

Tin đó vang động cả thị trấn. Quan ở đó báo lên với Hoàng đế. Mã Lương bất ngờ bị bắt, điệu về Hoàng cung.

Hoàng đế bắt Mã Lương phải vẽ cho hắn. Nhưng biết đó là kẻ tàn bạo, ức hiếp dân lành nên hắn bảo vẽ Rồng thì Mã Lương lại vẽ con Tắc kè; bảo vẽ chim Phượng Hoàng thì em lại vẽ Quạ. Tắc kè và Quạ vẽ xong, xông lại cắn xé nhau, làm loạn cả lên, khiến Hoàng đế cướp bút thần và giam em vào ngục. Hoàng đế cầm bút vẽ núi vàng, nhưng lại thành đống đá đổ xuống, khiến hắn suýt toi mạng!

Hoàng đế chỉ còn cách thả Mã Lương ra, dùng lời đường mật phủ dụ Mã Lương vẽ. Mã Lương muốn lấy lại cây bút thần nên giả bộ đồng ý.

Hoàng đế bảo Mã Lương vẽ cây hái ra tiền vàng thì Mã Lương vẽ biển cả, sau đó mới vẽ một hòn đảo, trên đó có cây hái ra tiền vàng.

Hoàng đế ra lệnh:

– Vẽ ngay một con thuyền lớn!

Mã Lương vẽ ngay con thuyền. Hoàng đế và các bậc triều thần lên thuyền ra đảo hái tiền. Mã Lương huơ mấy nét là gió nổi lên đưa thuyền ra khơi. Em huơ bút mạnh lên cho gió to lên. Con thuyền chạy như bay! Mã Lương lại vẽ lên sóng nước với cuồng phong khiến con thuyền lật nhào trong sóng nước cuộn cao, dìm chết cả lũ Vua quan trong biển động.

Mã Lương cầm chiếc bút thần ung dung trở về với người nghèo, và vì họ mà vẽ.

chúc em học tốt

Khách vãng lai đã xóa
Lynny Love
19 tháng 10 2019 lúc 15:11

Ngày xửa ngày xưa ở một ngôi làng nọ, có một cậu bé rất thông minh tên là Mã Lương. Cha mẹ Mã Lương mất sớm, cậu phải sống cuộc sống côi cút một mình, hàng ngày vào rừng kiếm củi sống qua ngày. Mã Lương rất thích vẽ nhưng vì nhà cậu nghèo quá nên một cây bút vẽ cũng không mua nổi.

Một ngày khi đang trên đường gánh củi đi bán, tình cờ cậu đi ngang qua cửa của một nhà quan lớn trong làng. Cậu quan sát thấy một họa sĩ đang vẽ tranh cho quan xem. Thích quá, cậu cố gắng tiến sát lại cửa sổ để nhìn cho thật kỹ. Cậu mạnh dạn hỏi người họa sĩ:

- Bác hoạ sĩ ơi, cháu thích được vẽ từ hồi nhỏ nhưng nhà cháu nghèo lắm nên không có tiền mua bút, bác có thể cho cháu một chiếc bút vẽ bác nhé!

Viên quan và tay họa sĩ nghe cậu nói vậy thì cười phá lên chế diễu:

- Đã nghèo lại còn đua đòi vẽ vời, thôi mày cứ an phận với nghề bán củi của mày, cút đi cho tao vẽ nốt!

Mã Lương nghe vậy không những không xấu hổ mà còn tức tối đáp lại:

- Việc học thì làm gì phải phân biệt giàu nghèo, chả nhẽ nghèo thì không được học vẽ sao?

Nói xong rồi cậu bỏ đi. Mặc dù bị chế nhạo thẳng thừng như vậy nhưng Mã Lương vẫn không hề bỏ cuộc, cậu quyết tâm theo đuổi niềm đam mê của chính mình. Tranh thủ mỗi lần lên núi để kiếm củi, cậu nhặt những cành cây rơi dưới đất để vẽ phong cảnh, chim chóc ngay trên nền đất. Khi cắt cỏ gần bờ sông, cậu lại túm những ngọn cỏ lại làm thành bút, chấm xuống nước và vẽ khung cảnh thiên nhiên xung quanh lên tảng đá. Tối về được nghỉ ngơi, cậu lại dùng những hòn than trong bếp củi vẽ lên khắp vách tường trong nhà.

Với lòng đam mê nhiệt huyết dành cho hội họa, cộng với tài quan sát rất tinh tế và tài năng thiên phú, những con chim mà cậu vẽ nên dường như biết hót, những chú cá giống như đang bơi lội tung tăng dưới làn nước trong xanh. Có lần Mã Lương vẽ một con chó sói lên vách núi, vì giống thật quá mà dê, bò… tưởng rằng có sói thật mà sợ hãi không dám lên núi gặm cỏ. Người trong làng thấy Mã Lương chăm chỉ học vẽ bèn hỏi:

Mã Lương ơi, cháu chăm chỉ học vẽ thế để mai sau đi vẽ cho nhà quan lấy tiền phải không?

Mã Lương lắc đầu đáp rằng:

- Không đâu bác ơi, cháu sẽ không bao giờ dùng tài năng vẽ của mình để phục vụ cho nhà quan. Cháu chỉ vẽ cho người dân nghèo mà thôi!

Với sự siêng năng của mình và tài năng bẩm sinh mà ông trời ban tặng, Mã Lương ngày một tiến bộ. Tuy vậy ước ao của cậu là có được một cây bút vẽ thật sự để vẽ những bức tranh bằng mực thật đẹp thì chưa thế thành hiện thực, cậu vẫn phải vẽ những bức tranh bằng nước hay trên vách đá.

Một đêm nọ, khi Mã Lương đang mơ màng đi vào giấc ngủ thì bỗng trong nhà rực lên một ánh hào quang sáng chói. Bước ra từ luồng sáng đó là một ông cụ râu tóc bạc phơ với đôi mắt hiền từ. Cụ tặng cho Mã Lương một cây bút vẽ và dặn dò rằng:

- Mã Lương, ta tặng cháu cây bút thần này, sở hữu nó cháu sẽ có trong tay rất nhiều phép màu và quyền năng thần kỳ. Nhưng cháu phải ghi nhớ lời cháu đã nói: “Chỉ vẽ để giúp đỡ người nghèo khó, và vì người dân nghèo mà cầm bút vẽ”.

Dặn dò xong xuôi, ông cụ vụt biến mất cùng vầng hào quang khiến cho Mã Lương còn chưa kịp nói lời cảm ơn. Tỉnh dậy, Mã Lương ngỡ đây chỉ là một giấc mộng, nhưng lạ thay khi nhìn xuống thì cây bút vẽ đang nằm trong tay mình. Cậu sung sướng reo lên:

- Tuyệt vời quá! Ta đã có bút để tha hồ vẽ rồi!

Mã Lương hào hứng ngay lập tức trổ tài hội họa của mình. Cậu đưa tay vẽ một chú chim, bỗng nhiên từ trong tranh chú chim bay ra và cất tiếng hót lanh lảnh. Cậu vẽ thêm một con cá thì con cá trong tranh biến thành cá thật và quẫy đuôi bơi tung tăng.

- Quả đúng đây là cây bút thần rồi!– Mã Lương vui sướng reo lên.

Ghi nhớ lời hứa với ông tiên trong giấc mơ, hàng ngày Mã Lương vẽ không biết mệt mỏi để giúp đỡ người dân nghèo trong làng. Nhà nào thiếu cày em vẽ cày, thiếu trâu em vẽ trâu, thiếu ruộng em vẽ ruộng…

Một hôm khi đi ngang qua một mảnh ruộng, thấy bác nông dân gầy gò đang gò lưng kéo cày, đất ruộng rắn khiến cho bác nông dân mồ hôi ướt đẫm mà vẫn không cày nổi. Thương bác vất vả, Mã Lương lấy bút ra vẽ một con trâu to khỏe tặng cho bác

Một tên quan huyện bản tính tham lam nghe ngóng được rằng Mã Lương có trong tay cây bút thần, muốn vẽ gì cũng được, hắn bèn lệnh cho quân lính tới gô bắt Mã Lương giải về. Sau đó hắn ngang nhiên sai bảo cậu vẽ cho hắn thật nhiều vàng bạc châu báu. Nhưng Mã Lương trẻ tuổi kiên quyết đáp lời:

- Ông có giết tôi thì tôi cũng không vẽ!

Tức giận trước sự cứng đầu của Mã Lương, hắn cho quân giam cậu vào ngục tối bỏ mặc cho cậu chịu đói khát, không cho thức ăn nước uống. Đêm hôm đó tuyết rơi dày, trời lạnh cắt da cắt thịt. Tên quan vui mừng nghĩ thầm trong bụng “Chắc chắn thằng ranh Mã Lương đã chết đói chết rét trong đó rồi, cho đáng đời cái tội cãi lời ta”. Đoạn hắn hí hửng khoác áo ấm mò vào ngục xem cậu giờ ra sao. Không thể tin vào mắt mình, vào đến ngục hắn chứng kiến Mã Lương vẫn đang hoàn toàn khỏe mạnh, cậu đang ngồi sưởi bên đống lửa ấm và ăn những chiếc bánh nướng thơm phức.

Tên quan tức giận sai quân lính chạy vào cướp lấy chiếc bút thần của Mã Lương, nhưng khi vừa tới cửa phòng giam thì đã không thấy Mã Lương đâu nữa, còn lại trong phòng là chiếc thang mà cậu vẽ vẫn còn dựa ở đó. Quan đùng đùng nổi giận hò hét quân lính tức tốc đuổi theo nhưng không sao đuổi kịp vì Mã Lương đã nhanh tay vẽ cho mình một con tuấn mã phóng nước đại cao chạy xa bay khỏi làng.

Vì không muốn để lộ khả năng của mình, Mã Lương đã chạy tới một ngôi làng xa rất xa. Cậu ở lại thị trấn đó và làm nghề vẽ tranh để kiếm sống. Vì không muốn những gì mình vẽ ra lại biến thành thật, nên các bức hoạ vẽ ra đều cố tình khuyết đi một thứ gì đó. Con thì thiếu mắt, con thì thiếu chân…

Một hôm, Mã Lương vẽ một con cò trắng, trong lúc vẽ cậu sơ ý để rơi một giọt mực vào mắt con cò. Thế là con cò từ trong tranh vỗ cánh bay ra. Tin tức về cậu bé có tài năng vẽ tranh thành thật nhanh chóng bay đi khắp mọi nơi. Viên quan nơi Mã Lương lập tức báo ngay cho hoàng đế. Ngay sau đó, Mã Lương đã bị quân lính triều đình bắt và điệu về hoàng cung.

Hoàng đế bắt được Mã Lương thì ra lệnh cho cậu vẽ cho hắn những gì hắn muốn. Biết tên hoàng đế này là một kẻ tàn ác chuyên ức hiếp dân lành nên khi hắn bảo vẽ Rồng thì cậu vẽ cho hắn một con tắc kè, hắn sai vẽ chim phượng hoàng thì cậu tặng cho hắn một con quạ đen xấu xí. Hai con tắc kè và quạ hóa thật chui khỏi tranh cắn nhau chí tróe làm hoàng đế tức điên. Hắn cướp cây bút thần và giam Mã Lương vào ngục.

Tên hoàng đế cướp được cây bút thần thì loay hoay vẽ một núi vàng, không ngờ lại thành ra một đống đá, đá từ trên cao rầm rầm rơi xuống làm hắn suýt nữa thì toi mạng.

Biết rằng chỉ có duy nhất Mã Lương mới có thể làm ra được phép màu từ cây bút này, hoàng đế thả Mã Lương ra, ngọt nhạt dùng những lời nịnh nọt hòng dụ dỗ cậu vẽ theo ý hắn. Vì muốn lấy lại cây bút, Mã Lương đã giả vờ đồng ý. Hoàng đế bảo cậu vẽ ra một cây có thể hái ra tiền vàng. Mã Lương múa bút vẽ ra biển cả, sau đó em mới vẽ ra một hòn đảo nhỏ trên đó có cây hái ra tiền vàng.

Hoàng đế lại nhẫn nhịn dụ cậu vẽ cho hắn một con thuyền lớn để lái ra đảo hái vàng trên cây. Mã Lương lại vẽ thuyền đúng như ý hắn. Ngay tắp lự hoàng đế và những tên tham quan vội vàng trèo ngay lên thuyền để ra dảo hái vàng. Mã Lương tiếp tục vẽ ra một cơn gió để đẩy thuyền ra khơi nhanh hơn. Đợi cho thuyền ra xa thật xa bờ, Mã Lương huơ bút vẽ gió nổi rất to, sóng biển cuộn trào dữ dội. Con thuyền chao đảo không thể cự nổi gió to sóng lớn nên đã lật nhào, nhấn chìm cả lũ tham quan và tên hoàng đế tham ác xuống đáy biển sâu.

Sau khi dùng tài năng và trí khôn của mình trừng trị được bè lũ gian ác, Mã Lương lại quay trở về dùng cây bút thần vẽ giúp đỡ dân nghèo.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Thu Thủy
Xem chi tiết
Vũ Ngọc Minh
Xem chi tiết
lê thị yên chi
Xem chi tiết
Doan Phan
Xem chi tiết
Angle sun
Xem chi tiết
hiếu lý minh
Xem chi tiết
bích dao công chúa
Xem chi tiết
kudo sinichi
Xem chi tiết
Thu Thủy
Xem chi tiết