I/Trắc nghiệm(3đ)
Câu 1:Văn bản "Tôi đi học" là của tác giả nào?
A: Tô Hoài B:Thạch Lam C:Thanh Tịnh D:Nguyên Hồng
Câu 2:Nội dung được kể trong văn bản "Trong lòng mẹ" là gì?
A:Nỗi đau của chú bé Hồng trong cảnh ngộ mồ côi cha.
B:Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng dành cho mẹ của mình.
C:Tình mẫu tử thiêng liênng cao đẹp.
D:Nỗi đau của chú bé Hồng trong cảnh ngộ mồ côi cha mà tình yêu thương của chú dành cho mẹ.
Câu 3:Nhân vật chính của văn bản "Tức nước vỡ bờ" là ai?
A:Anh Dậu B:Chị Dậu C:Người nha lí trưởng D:Cai lệ
Câu 4:Văn bản"Chiếc lá cuối cùng" sử dụng các phương thức biểu đạt nào?
A:Tự sự B:Miêu tả
C:Tự sự kết hợp miêu tả&biểu cảm D:Tự sự kết hợp miêu tả
Câu 5:Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của Nam Cao trong văn bản "Lão Hạc"là gì?
A:Kể chuyện kết hợp mieu tả và biểu cảm.
B:Sử dụng các chi tiết cụ thể, sinh động dễ khắc hoạn nhân vật.
C:Cách kể tự nhiên, chân thực từ ngôi thứ nhất.
D:Kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, trữ tình, lập luận, thể hiện được chiefu sâu tâm lí nhân vật với diễn biến tâm trạng phức tạp, sinh động.
Câu 6: Nhận định nào nói đúng nhất về đoạn trích "Hai cây phong"?
A:Hai hình ảnh cây phong trong cảm nhận của người họa sĩ là biểu tượng của tình yêu quê hương.
B:Nói lên ý nghĩa cảu hai cây phong đối với cuộc đời nhân vật"tôi".
C:Miêu tả hết sức sinh động hình ảnh hai cây phong qua con mắt và tâm hồn của người kể chuyện.
D:Miêu tả hết sức sinh động hình ảnh hai cây phong qua con mắt của người họa sĩ.
Câu 7:Các tác phẩm "Tôi đi học, Những ngày thơ ấu, Tắt đèn, Lão Hạc" được sáng tác vào thời kì nào?
A:1900-1930 B:1930-1945 C:1945-1954 D:1955-1975
Câu 8:Nghệ thuật chủ yếu của "Cô bé bán diêm " là gì?
A:Nghệ thuật tự sựu xen miêu tả và biểu cảm với những rung động tinh tế.
B:Nghệ thuật cây dwujng các tình huống hợp lí, có sự kết hợp giữa tự sự trữ tình và bình luận.
C:Nghệ thuật kể truyện hấp dẫn đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, các tình tiết diễn biến hợp lí.
D:Nghệ thuật xây dựng các hình ảnh giàu tính biểu cảm, giọng điệu tâm tình tự nhiên.
Câu 9:Nối một ý của cột A với một ý của cột B cho phù hợp
A Nối B
1/Trong lòng mẹ 1- a:Niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh
2/Tức nước vỡ bờ 2- b:Biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng,gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku-ku-rêu
3/Cô bé bán diêm 3- c:Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm ko bao giờ vơi trong tâm hồn con người.
4/Hai cây phong 4- d:Hiện thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân hiền lành, chất phác.
II/Tự luận (7điểm)
Câu 1:Tóm tắt văn bản "Tức nước vỡ bờ"-Trích Tắt đèn,Ngô Tất Tố(2đ)
Câu 2:(5Đ)Hãy viết lên những cảm nghĩ sâu sắc của em về nhân vật lão Hạc(Truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao) trong khoảng 20 dòng.
Bài làm
Câu 1:C Câu 4:C Câu 7:B
Câu 2:D Câu 5:D Câu 8:C
Câu 3:B Câu 6:A Câu 9: 1-c;2-d;3-a;4-b
Câu 1:
Anh Dậu vừa tỉnh lại.Chị Dậu định cho ck ăn bát cháo rồi tính đến việc đi trốn.Chẳng ngờ, tên cai lệ và người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào, anh Dậu sợ hãi lăn đùng ra phản.Chị một mk đối phó với chúng để bảo vệ ck.Lúc đầu, chị van xin tha thiết nhưng không đc, tên cai lệ đánh chị và sấn tới trói anh Dậu.Tức quá, chị liều mạng cự lại, chị túm lấy tên cai lệ mà ấn dúi ra cửa.Tiếp theo chị đẩy tên người nhà lí trưởng ngã nhào ra thềm.Anh Dậu tỏ ý can ngăn nhưng chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận.
Câu 2 t ko biết là, khi đi thi thì t làm bừa.
Đây là đề kiểm tra một tiết của lớp 8, trường THCS-Phúc Tiến, đọc họ nia, nếu sai thì bảo tui, là giúp tôi câu 2 tự luận với